TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ KIỂM TRA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 114)

ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Thực tiễn công tác cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính trong thời gian qua cho thấy, tình trạng một số thủ tục hành chính trước đây còn nhiều khâu, nhiều loại giấy tờ không hợp lý, chồng chéo, dễ bị

thời gian cũng như chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều thủ tục hành chính mới được ban hành theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản thuận lợi hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, vừa tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trở ngại, giúp người dân và doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, đội ngũ, cán bộ công chức, viên chức đã có bước trưởng thành cả về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết. Trong một số lĩnh vực, thủ tục hành chính vẫn còn bất cập, chồng chéo không hợp lý; vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực. Đây là rào cản cho quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như gây khó cho người dân và doanh nghiệp. Điều đáng quan tâm hiện nay là vẫn chưa có chế

tài thực sự hữu hiệu nào đối với cán bộ có hành vi tiêu cực. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp vẫn chưa chủ động đấu tranh với các hành vi tiêu cực mà vô tình tiếp tay cho hành vi tiêu cực của các cán bộ có thẩm quyền chỉ

vì mong muốn thủ tục hành chính được giải quyết đơn giản, nhanh gọn và chấp nhận các khoản chi phí bất hợp lý.

Để phòng tránh những tiêu cực trên, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính để xử lý nghiêm và kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về thủ tục hành chính; các đơn vị không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, cũng như việc chậm trễ sửa đổi các quy

định về thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và không hiệu quả theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)