IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ KIỂM SOÁT THỦ
5. Kinh nghiệm của Ucraina
Chính phủ Ucraina đang hoàn thiện hệ thống luật pháp để tối ưu hóa hệ
thống hành pháp của các cơ quan Trung ương. Mục tiêu chính của cải cách hành chính là thực hiện “ Kế hoạch hiện đại hóa quản lý Nhà nước” được dự
thảo dựa trên kết quả nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Trung
ương, có sự tham gia của các tổ chức thuộc Liên minh Châu Âu và do Bộ
trưởng Bộ Tư pháp chủ trì.
Ngày 28 tháng 10 năm 2010, Ủy ban Châu Âu trong khuôn khổ các cuộc đàm phán song phương đã đồng ý tài trợ cho cải cách hành chính ở
Ucraina khoảng 70 triệu euro để thực hiện dự án cải cách hành chính giai
đoạn 2011-2013.
Hiện nay, Ucraina có 111 tổ chức các cấp chính quyền, trong đó có 20 Bộ, 18 cơ quan ngang Bộ, 7 cơ quan truyền thông dịch vụ, 20 ủy ban nhân dân, 8 cơ quan hành chính, 12 sở, 12 cơ quan thanh tra, 5 ủy ban, 3 quỹ và 6 cơ quan quyền lực khác. Nhiệm vụ của cải cách hành chính là hiện đại hóa, tinh giảm bộ máy hành chính, tránh chồng chéo, đảm bảo theo chuẩn mực của Châu Âu.
Ucraina đã thông qua một loạt các chương trình cải cách hành chính, hạn chế sự quan liêu tại các cấp; Tối đa hóa công nghệ Internet để giảm thiểu tiếp xúc của cá nhân với quan chức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và trong trường hợp này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tham nhũng. Ucraina đang khuyến khích cơ chếđăng ký điện tử của pháp nhân và cá nhân cũng như trong việc trao đổi thông tin qua mạng giữa các cơ quan nhà nước
để hướng tới Chính phủ điện tử. Chính phủ sẽ tạo ra một trang Web duy nhất
để cung cấp các dịch vụ hành chính, thông qua đó người dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhận được dịch vụ trực tuyến.
Ucraina có hệ thống Giấy phép đăng ký rắc rối, phức tạp; đang đứng thứ thứ 146 - gần cuối cùng trong Bảng xếp hạng (trong khi đó Việt Nam
đứng thứ 96).
Tuy nhiên, các loại Giấy phép khác nhau ở nước này hiện nay gần như đã được giảm một nửa: từ hơn 200 loại Giấy phép, xuống còn khoảng 134 loại. Ví dụ: đã đơn giản hóa và tăng tốc thủ tục cấp phép trong xây dựng (trước đây quá trình đó có thể kéo dài trong một năm rưỡi, hiện nay mất tối đa là hai tháng). Số thủ tục cấp phép và phê duyệt giảm gần bốn lần (từ 93 xuống còn 23).