lá trong phạm vi 2 tỉnh trở lên 1. Căn cứ pháp lý a) Hiện trạng Danh mục các văn bản làm cơ sở pháp lý - Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2008.
- Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ
Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
40/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu, có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 8 năm 2008
b) Phân tích
- Các văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực
c) Kiến nghị, đề xuất
Sửa đổi cơ sở pháp lý của thủ tục để cụ thể hơn về thành phần hồ sơ
yêu cầu doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp
để làm cơ sở cho doanh nghiệp và cơ quan thực hiện thủ tục dễ dàng áp dụng trong thực tế.
2. Cơ sở thực tiễn
a) Hiện trạng
Thuốc lá là mặt hàng độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đến môi trường sống, do vậy hầu hết các nước trên thế giới, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mình đều thiết lập sự quản lý của Nhà nước bằng các biện pháp kinh tế, hành chính, kỹ thuật thích hợp để kiểm soát chặt chẽ từ sản xuất
của thuốc lá. Tại Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân, sản phẩm thuốc lá được coi là mặt hàng hạn chế kinh doanh, việc Nhà nước kiểm soát và không khuyến khích tiêu dùng sản phẩm thuốc lá là điều cần thiết.
b) Phân tích và đề xuất
Cũng như hầu hết các nước trên Thế giới, biện pháp Nhà nước thực hiện để kiểm soát và hạn chế tiêu dùng thuốc lá bao gồm:
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy định hạn mức sản xuất, nhập khẩu, chính sách thuế để hạn chế tiêu thụ thuốc lá, tuyên truyền vận động giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
- Thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, quản lý chặt chẽ việc bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.
- Chủđộng kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường theo hướng tăng thu ngân sách và giảm lượng tiêu dùng thuốc lá.
- Tăng cường chống buôn lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc bán thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, thuốc lá kém chất lượng... dành một khoản kinh phí cần thiết trên cơ sở trích một phần kinh phí ngân sách và đóng góp của ngành thuốc lá để tiêu hủy thuốc lá nhập lậu, hỗ trợ trang thiết bị đầu tư phương tiện thông tin, giao thông, nhân lực...cho lực lượng chống buôn lậu.
Việc kiểm soát ngành thuốc lá được thực hiện phù hợp cam kết WTO và Việt Nam hiện nay cũng đang từng bước thực hiện Công ước khung về
kiểm soát thuốc lá theo nguyên tắc “Đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành thuốc lá Việt Nam, Nhà nước có thể kiểm soát được sản xuất, tiêu thụ thuốc lá và thực hiện được các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế”
Việc quản lý mặt hàng thuốc lá để hạn chế tác hại môi trường, sức khỏe cộng đồng thông qua hệ thống chính sách, quản lý đồng bộ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, quảng cáo, tuyên truyền....trong đó cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn thuốc lá là một trong những công cụđể Nhà nước quản lý.
Qua các đợt triển khai cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá, việc quản lý các thương nhân đã có bước chuyển cơ bản: giảm mạnh số lượng thương nhân tham gia kinh doanh, hình thành nên một mạng lưới bán buôn ổn định, Nhà nước có khả năng kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất đã nắm và gắn được sản xuất với từng khu vực và thị trường. Đến nay, hoạt động bán buôn đầu nguồn thuốc lá đã vào nề nếp, có sự quản lý của Nhà nước, chấm dứt tình trạng buôn bán lộn xộn, vòng vèo, trốn thuế, đầu cơ, nâng giá như trước đây, bảo đảm thị trường thuốc lá ngày càng ổn định, quản lý tốt hơn theo quy định của pháp luật.
3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính
- Là doanh nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật và có
đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá.
- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Đảm bảo điều kiện về cơ sơ vật chất và tài chính (kho hàng, phương tiện vận tải phù hợp), có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của mình hoạt động bình thường
- Được doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn khác chọn làm thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) và có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá được tổ chức ổn định trên địa bàn.
b) Phân tích và đề xuất
Với việc xác định thuốc lá là mặt hàng hạn chế kinh doanh nên các
điều kiện được đưa ra cũng là để nhằm hạn chế số lượng thương nhân tham gia kinh doanh sản phẩm thuốc lá. Hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá đã dần được tổ chức chặt chẽ, ổn định, chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại. Về cơ bản, các điều kiện trên đáp ứng được yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá và được đưa ra tương đối cụ thể, công khai, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá biết và tuân thủđầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
a) Hiện trạng
+) Hồ sơ thủ tục hành chính: a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Văn bản giới thiệu của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
- Phương án kinh doanh;
- Tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ)
+) Trình tự thực hiện
- Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ
- Bộ Công Thương kiểm tra và tiêp nhận hồ sơ của thương nhân
- Bộ Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết. - Nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá cho thương nhân.Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
b) Phân tích và đề xuất
- Quy định về hồ sơ về cơ bản được quy định cụ thể, minh bạch
- Căn cứđể cấp phép đã được thể hiện rõ trong các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý và các yêu cầu về thủ tục hành chính mà thương nhân phải đáp ứng.
- Quy trình thủ tục đã được niêm yết công khai. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện việc cập nhật thủ tục hành chính này bao gồm các loại giấy tờ, hướng dẫn, mẫu đơn mẫu tờ khai đính kèm thủ tục lên trang thông tin cải cách hành chính của Bộ Công Thương tại địa chỉ: kstthc.moit.gov.vn để
người dân các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tra cứu tham khảo, tạo điều kiện thực hiện thủ tục được dễ dàng, thuận tiện.
- Tuy nhiên, trong thành phần hồ sơ yêu cầu doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp (Điểm c Khoản 5 Điều 30 Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 1 năm 2011) . Quy định này không rõ ràng, doanh nghiệp và cả cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cũng không rõ nội hàm của quy định nên thực tế rất khó thực hiện. Đề xuất : cần quy định rõ ràng cụ thể hơn về yêu cầu này như doanh nghiệp cần phải chứng minh năng lực tài chính hay cơ sở vật chất hay nguồn nhân lực….
- Một số quy định về thành phần hồ sơ không hợp lý và không cần thiết.
Đề nghị bỏ bớt quy định về thành phần hồ sơ và cụ thể hóa một số yêu cầu: +) Bỏ điểm a Khoản 4 Điều 30 Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 1 năm 2011:“báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó..., vì đây là loại hàng hóa hạn chế kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nên sẽ
không có việc doanh nghiệp đã kinh doanh rồi mới xin cấp phép.
+) Điểm c Khoản 4 Điều 30 Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 1 năm 2011: Đề nghị quy định rõ hơn vì doanh nghiệp xin cấp phép không hiểu quy định này yêu cầu gì, cách hiểu không thống nhất.
+) Điểm đ Khoản 4 Điều 30 Thông tư số 02/2011/TT-BCT ngày 28 tháng 1 năm 2011: “Bảng kê’’ không cần thiết vì khi xin giấy phép các doanh nghiệp chỉ làm đểđối phó và thường không đúng với thực tế.
- Với thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá mặc dù theo quy định không yêu cầu phải thẩm định về địa điểm kinh doanh, điều kiện về cơ sở vật chất.. Tuy nhiên, qua nghiên cứu yêu cầu điều kiện của thủ tục và phản ánh của chuyên viên trực tiếp xử lý hồ sơ thì cần phải tiến hành công tác thẩm định đểđảm bảo điều kiện về địa
điểm kinh doanh, điều kiện về cơ sở vật chất. Đểđảm bảo an toàn và các điều kiện cần thiết để kinh doanh mặt hàng mang tính nhạy cảm này.
Phần II
HOẠT ĐỘNG CỦA TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
http://kstthc.moit.gov.vn VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ VỀ TTHC
VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. HOẠT ĐỘNG CỦA TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
http://kstthc.moit.gov.vn
Ngày 08 tháng 02 năm 2012, Bộ Công Thương đã tổ chức Khai trương trang thông tin điện tử Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính (gọi tắt là Trang thông tin điện tử về cải cách hành chính).
Địa chỉ truy cập: http://kstthc.moit.gov.vn.
Việc ra mắt trang thông tin điện tử này đã cung cấp kịp thời và hiệu quả
các thông tin về quy định hành chính, các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương. Đồng thời, Trang thông tin điện tử
cũng góp phần giải đáp một cách nhanh nhất thắc mắc, phản ánh, kiến nghị
của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về những quy định hành chính của Bộ
Công thương.
Đây là Trang điện tử chính thức để tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị
của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về quy định hành chính của Bộ Công Thương. Ngoài ra, đây cũng là địa chỉ để các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tra cứu, tham gia trực tiếp vào quá trình thống kê, rà soát, công bố, công khai thủ tục hành chính của Bộ Công Thương. Như vậy, việc mở trang thông tin điện tử này đã thể hiện tính minh bạch hơn trong công tác giải quyết thủ tục hành chính ở Bộ Công Thương.
Thông qua Trang thông tin điện tử về cải cách hành chính này người dân và doanh nghiệp sẽ tham gia tích cực hơn vào quá trình cải cách thủ tục hành chính của Bộ Công Thương, như Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ là: “Huy động toàn xã hội tham gia vào quy trình kiểm soát thủ tục hành chính để thực hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc chỉ ban hành và duy trì các thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất”.
Việc xây dựng và khai trương Trang thông tin điện tử cải cách hành chính đã thể hiện sự chủ động, tích cực của Bộ Công Thương trong công tác
cải cách thủ tục hành chính, giúp cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tra cứu thủ tục hành chính.
Ứng dụng công nghệ thông tin cũng chính là biện pháp cơ bản để giúp thực hiện thành công công tác cải cách hành chính. Việc Bộ Công Thương