Thủ tục cấp giấy phép bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu trong phạm vi 2 tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 82)

trong phạm vi 2 tỉnh

a) Hin trng

Danh mục các văn bản làm cơ sở pháp lý - Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2008.

- Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ

Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số

40/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu, có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 8 năm 2008

b) Phân tích

- Các văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

- Các văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực

c) Kiến ngh, đề xut

Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho thủ tục hành chính này đến nay vẫn còn hiệu lực, một số qui định trong Quyết định số

560/BNN-CB ngày 24 tháng 3 năm 2011 còn bất hợp lý và chưa sát với tình hình sản xuất - kinh doanh lúa gạo gây ra khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính này. Đề xuất sửa đổi, một số quy định vềđiều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong Quyết

định số 560/BNN-CB ngày 24 tháng 3 năm 2011.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Hin trng

Rượu là mặt hàng độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đến môi trường sống, do vậy hầu hết các nước trên thế giới, tùy thuộc vào hoàn cảnh,

điều kiện của mình đều thiết lập sự quản lý của Nhà nước bằng các biện pháp kinh tế, hành chính, kỹ thuật thích hợp để kiểm soát chặt chẽ từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ và hạn chế tiêu dùng nhằm phòng chống tối đa tác hại của rượu. Tại Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân, sản phẩm rượu được coi là mặt hàng hạn chế kinh doanh, việc Nhà nước kiểm soát và không khuyến khích tiêu dùng sản phẩm rượu là điều cần thiết.

b) Phân tích và đề xut

Cũng như hầu hết các nước trên Thế giới, biện pháp Nhà nước thực hiện để kiểm soát và hạn chế tiêu dùng rượu bao gồm:

- Thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy định hạn mức sản xuất, nhập khẩu, chính sách thuế để hạn chế tiêu thụ rượu, tuyên truyền vận

- Thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ rượu trên thị trường, quản lý chặt chẽ việc bán buôn, bán lẻ các sản phẩm rượu.

- Chủđộng kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường theo hướng tăng thu ngân sách và giảm lượng tiêu dùng rượu.

- Tăng cường chống buôn lậu rượu, buôn bán rượu giả; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc bán rượu nhập lậu, rượu giả, rượu kém chất lượng... dành một khoản kinh phí cần thiết trên cơ sở trích một phần kinh phí ngân sách và đóng góp của ngành rượu để tiêu hủy rượu nhập lậu, hỗ trợ trang thiết bị đầu tư phương tiện thông tin, giao thông, nhân lực...cho lực lượng chống buôn lậu.

Việc quản lý mặt hàng rượu để hạn chế tác hại môi trường, sức khỏe cộng đồng thông qua hệ thống chính sách, quản lý đồng bộ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, quảng cáo, tuyên truyền....trong đó cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu là một trong những công cụđể Nhà nước quản lý.

3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính

a) Hin trng

- Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh mua, bán rượu

- Có địa điểm kinh doanh cốđịnh, địa chỉ rõ ràng

- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm những điều kiện về bảo quản chất lượng rượu, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và có giấy bảo đảm môi trường theo quy định của pháp luật.

b) Phân tích và đề xut

- Với việc xác định rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh nên các điều kiện được đưa ra cũng là để nhằm hạn chế số lượng thương nhân tham gia kinh doanh sản phẩm rượu. Hệ thống phân phối sản phẩm rượu đã dần được tổ chức chặt chẽ, ổn định, chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về

thương mại. Về cơ bản, các điều kiện trên đáp ứng được yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh rượu và được đưa ra tương đối cụ thể, công khai, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu biết và tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh sản phẩm rượu.

Tuy nhiên, trong các yêu cầu điều kiện trên để doanh nghiệp được cấp giấy phép thì doanh nghiệp phải có giấy đảm bảo môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý và cấp giấy này. Tuy nhiên, để được cấp giấy phép này, các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Trên thực tế, việc đánh giá tác động môi trường hết sức phức tạp và tốn kém, đặc biệt

đối với các cửa hàng kinh doanh không phải sản xuất. Cần xem xét để có quy

- Đề xuất Xem xét việc đánh giá tác động môi trường: Có thể áp dụng

đánh giá tác động môi trường đối với hoạt động sản xuất rượu là cần thiết, còn đối với hoạt động kinh doanh bán buôn thì không cần quy định việc đánh giá tác động môi trường và thay vào đó, có thể quy định các yêu cầu điều kiện cam kết bảo vệ môi trường.

4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính

a) Hin trng

+) Hồ sơ thủ tục hành chính:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu (theo mẫu);

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu

- Phương án kinh doanh; - Hồ sơđịa điểm kinh doanh. Số lượng hồ sơ: 01(bộ) +) Trình tự thực hiện

- Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) gửi hồ sơ về Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở.

- Sở Công Thương kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ của thương nhân.

- Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết. - Nếu hồ sơ và các điều kiện đáp ứng đủ yêu cầu, Sở Công Thương sẽ

cấp Giấy phép kinh doanh rượu cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

b) Phân tích và đề xut

- Quy trình thủ tục đã được niêm yết công khai. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện việc cập nhật thủ tục hành chính này bao gồm các loại giấy tờ, hướng dẫn, mẫu đơn mẫu tờ khai đính kèm thủ tục lên trang thông tin cải cách hành chính của Bộ Công Thương tại địa chỉ: kstthc.moit.gov.vn để

người dân các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tra cứu tham khảo, tạo điều kiện thực hiện thủ tục được dễ dàng, thuận tiện.

- Một số quy định về thành phần hồ sơ không hợp lý và không cần thiết.

+) Điểm c Khoản 2 Mục C Phần III Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2008 quy định về lập Phương án kinh doanh: Bỏ quy định: “Đánh giá tình hình kinh doanh của 3 năm trước đó ...’’vì đây là hàng hóa hạn chế kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nên sẽ không có việc doanh nghiệp đã kinh doanh rồi mới xin cấp phép.

Hình thức tổ chức bán hàng: Đề nghị quy định rõ hơn vì doanh nghiệp xin cấp phép không hiểu quy định này yêu cầu gì, cách hiểu không thống nhất

Bỏ quy định nộp:“ Bảng kê danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ

thống phân phối của mình...’’vì khi xin giấy phép, các doanh nghiệp chỉ làm

đểđối phó và thường là không đúng với thực tế.

Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độẩm trong kho... nên quy định cụ thể hơn, yêu cầu tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại thiết bị đối với kho.

Bỏ quy định:“ Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật’’: quy định này là không cần thiết vì rượu được chứa trong kho và cung cấp đến những người bán lẻ sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng, không ảnh hưởng đến những vấn đề an toàn thực phẩm và không gây ra tác

động đối với môi trường, rượu cũng không phải là mặt hàng dễ cháy nổ khi tiếp xúc với các nguồn gây cháy.

+) Điểm đ Khoản 2 Mục C Phần III quy định Hồ sơ về địa điểm kinh doanh.

Địa chỉ và mô tả khu vực kinh doanh rượu: Quy định cụ thể hơn, cụ thể

của yêu cầu là gì (văn bản ghi địa chỉ và sơ đồ khu vực kinh doanh hay là mô tả bằng lời, hay yêu cầu gì...)

Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu...nên quy định cụ thể hơn, yêu cầu tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại thiết bị đối với khu vực này.

Bỏ quy định:“ Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật’’: quy định này là không cần thiết vì tính chất của việc bán buôn là không cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng để tiêu dùng tại chỗ, không ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thực phẩm và không gây ra tác động đối với môi trường, rượu cũng không phải là mặt hàng dễ cháy nổ khi tiếp xúc với các nguồn gây cháy

- Về yêu cầu, điều kiện:

+) Bãi bỏ yêu cầu có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng tại Phần A Mục III Thông tư 10/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2008.

+) Sửa đổi nội dung yêu cầu, điều kiện 3 như sau:“ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, bảo

đảm những điều kiện về bảo quản chất lượng rượu, phòng cháy chữa cháy, vệ

sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật’’. - Đối với các quy định về điều kiện yêu cầu, để được cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu trên phạm vi 2 tỉnh: đề xuất sửa đổi Thông tư

10/2008/TT-BCT về yêu cầu điều kiện doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, thay vào đó Thông tư có quy định doanh nghiệp thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)