Thủ tục Thông báo tập trung kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 63)

1. Căn cứ pháp lý

a) Hin trng

Danh mục các văn bản làm cơ sở pháp lý - Luật Cạnh tranh.

- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Cạnh tranh.

Hiện nay, các văn bản này vẫn còn hiệu lực và được ban hành theo

đúng thẩm quyền và phù hợp với Luật Doanh nghiệp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Phân tích

- Văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

- Văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực

c) Kiến ngh, đề xut

Trong quá trình triển khai thực hiện thủ tục hành chính này trên thực tế, có một số những bất cập nhất định. Để tạo hành lang cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hành chính này được thuận lợi rõ ràng. Đề nghị có những điều chỉnh hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho thủ

tục này.

2. Cơ sở thực tiễn

Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: - Sáp nhập doanh nghiệp;

- Hợp nhất doanh nghiệp; - Mua lại doanh nghiệp;

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Tập trung kinh tế bị nghiêm cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ các trường hợp được miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Đểđảm bảo các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế, đồng thời, các doanh nghiệp thuộc diện được miễn trừ có thể được hưởng miễn trừ, Luật Cạnh tranh xác định thủ tục Thông báo việc tập trung kinh tế, theo đó:

- Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

- Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.

định tại Điều 19 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy

định tại Mục 4 Chương này thay cho thông báo việc tập trung kinh tế.

3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính

Điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính này đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hành chính này.

4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính

a) Hin trng

+) Hồ sơ thủ tục hành chính:

1. Văn bản Thông báo việc tập trung kinh tế;

2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

3. Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy

định của pháp luật;

4. Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

5. Danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh;

6. Báo cáo thị phần trong 02 năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan.

+) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ

Công Thương, 25-Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội;

Bước 2: Cục kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp pháp, Cục thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp

để hoàn chỉnh hồ sơ (trong trường hợp doanh nghiệp nộp trực tiếp, Cục kiểm tra tại chỗ hồ sơ, giải thích cho doanh nghiệp về yêu cầu của hồ sơ và trả lại hồ sơ để bổ sung);

Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Cục tiếp nhận hồ sơ

thông báo tập trung kinh tế;

Bước 4: Thụ lý Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; Bước 5: Trả lời thông báo tập trung kinh tế.

b) Phân tích và đề xut

Thủ tục hành chính này hiện nay đã được Bộ Công Thương triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3. Thực hiện Quyết định số

48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, theo đó định hướng đến năm 2015: “Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 hoặc 4, người dân và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng”. Để triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tính chất đặc thù của thủ tục, đặc biệt để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục này, đề

xuất bổ sung áp dụng hình thức dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 4 đối với thủ

tục hành chính này. Đây được coi là một trong những nỗ lực của Bộ Công Thương để thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính trên nền tảng hiện đại, nhanh chóng và chính xác. Việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

đối với thủ tục hành chính này góp phần tạo điều kiện thuận lợi, thuận tiện hơn cho doanh nghiệp thực hiện, cũng như là các cơ quan Nhà nước thực hiện giải quyết thủ tục này, đó chính là cơ sở để giảm đáng kể chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)