cương thô 1. Cơ sở pháp lý a) Hiện trạng Danh mục các văn bản làm cơ sở pháp lý: - Luật Thương mại năm 2005
- Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley
- Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC ngày 3 tháng 1 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số
14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley
b) Phân tích
- Các văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực
c) Kiến nghị, đề xuất
Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho thủ tục hành chính này đến nay vẫn còn hiệu lực chưa bộc lộ những bất cập và vẫn phù hợp với điều kiện thực hiện thủ tục hiện tại, vì vậy sẽ báo cáo khi có phát sinh yêu cầu về quản lý trong tình hình mới.
2. Cơ sở thực tiễn
a) Hiện trạng
Việc thiết lập và duy trì thủ tục này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu kim cương thô. Việc thực hiện thủ tục hành chính này là cần thiết, đảm bảo hoạt động nhập khẩu kim cương có nguồn gốc hợp pháp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
b) Phân tích và đề xuất
Kim cương là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị cao về mặt kinh tế. Việc buôn bán kim cương vì thế cần thiết phải được sự kiểm soát từ phía Nhà nước. Trên thực tế, diễn ra tình trạng nhập khẩu, buôn lậu kim cương máu, loại kim cương được buôn lậu từ các nước đang chiến tranh ở Châu phi. Vì thế thủ tục được đặt ra là cần thiết. Việc áp dụng thủ tục hành chính này tạo ra hiệu quả cao trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu, buôn bán kim cương
thô, kiểm soát việc buôn lậu kim cương, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vì thế cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt
động này. Do vậy thủ tục hành chính này là cần thiết, phù hợp, hiệu quả và cần được thực thi bởi cơ quan Bộ, không phân cấp cho địa phương vì không
đảm bảo việc thực hiện.
3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính:
a) Hiện trạng
Điều kiện để Thương nhân được xem xét, giải quyết thủ tục hành chính là khi đáp ứng được các quy định Nhà nước hiện hành và các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục mà Bộđề ra.
b) Phân tích và đề xuất
Trong thủ tục hành chính này, điều kiện xem xét, giải quyết cho thương nhân đã đáp ứng được các yêu cầu:
- Minh bạch, rõ ràng và thống nhất với các quy định hiện hành khác, các điều kiện về đối tượng tham gia đã được cụ thể. Quy định về mặt hàng, thời gian, quy trình thực hiện đã được chi tiết, rõ ràng, dễ thực hiện và chấp hành.
- Thủ tục và hồ sơ xin phép là vừa phải, phù hợp, tạo thuận lợi và có tính khả thi trong việc thực hiện và đáp ứng của thương nhân đối với các yêu cầu Bộđề ra.
- Mục tiêu quản lý Nhà nước và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
a) Hiện trạng
+) Hồ sơ thủ tục hành chính:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP.
- Giấy chứng nhận KP xuất khẩu đã khai hoàn chỉnh (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận KP nhập khẩu đã được Phòng quản lý xuất nhập khẩu xác nhận nhập khẩu;
- Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan; - Vận tải đơn;
- Hoá đơn thương mại; - Phiếu đóng gói;
- Hợp đồng gia công và định mức gia công đã đăng ký với cơ quan hải quan;
Các giấy tờ như tờ khai hải quan, vận tải đơn, hoá đơn thương mại, phiếu
đóng gói, hợp đồng gia công và định mức gia công phải là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính đểđối chiếu.
Trong trường hợp chính đáng, thương nhân có thể nộp sau Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và Vận tải đơn nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận KP.
+) Trình tự thực hiện
- Thương nhân gửi hồ sơ đến Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực. - Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ
của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho thương nhân những chi tiết cần sửa hoặc bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơđầy đủ, hợp lệ, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện
đểđược cấp Giấy chứng nhận, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực trả lời bằng văn bản cho thương nhân.
- Thương nhân nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực hoặc qua đường bưu điện.
b) Phân tích và đề xuất
- Yêu cầu về hồ sơ là phù hợp và cần thiết để có căn cứ cấp phép.
- Quy định về hồ sơđã được rõ ràng mình bạch và cụ thể, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và đáp ứng, không gây phiền hà và phải đi lại nhiều lần.
- Căn cứđể cấp phép đã được thể hiện rõ trong các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý và các yêu cầu về thủ tục hành chính mà thương nhân phải đáp ứng.
- Quy trình thủ tục đã được niêm yết công khai. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện việc cập nhật thủ tục hành chính này bao gồm các loại giấy tờ, hướng dẫn, mẫu đơn mẫu tờ khai đính kèm thủ tục lên trang thông tin cải cách hành chính của Bộ Công Thương tại địa chỉ: kstthc.moit.gov.vn để
người dân các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tra cứu tham khảo, tạo điều kiện thực hiện thủ tục được dễ dàng, thuận tiện.
V. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU