cạnh tranh 1. Căn cứ pháp lý a) Hiện trạng Danh mục các văn bản làm cơ sở pháp lý - Luật Cạnh tranh. - Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Cạnh tranh.
Hiện nay, các văn bản này vẫn còn hiệu lực và được ban hành theo
đúng thẩm quyền và phù hợp với Luật Doanh nghiệp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b) Phân tích
- Các văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực
c) Kiến nghị, đề xuất
Trong quá trình triển khai thực hiện thủ tục hành chính này trên thực tế, có một số những bất cập nhất định. Để tạo hành lang cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hành chính này được thuận lợi rõ ràng. Đề nghị có những điều chỉnh hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho thủ
tục này.
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; - Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chếđầu tư; - Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Theo quy định hiện hành của pháp luật, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (trong đó, một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số thỏa thuận mặc dù có tác động gây hạn chế cạnh tranh nhưng cũng có những tác động tích cực khác đến sự phát triển của thị trường, khi đó, các thỏa thuận này có thể được miễn trừ nếu có cơ sở để xác định lợi ích mà thỏa thuận đó mang lại lớn hơn so với tác hại mà thỏa thuận có thể gây ra.
Các trường hợp miễn trừđối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:
- Được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau
đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
+ Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả
kinh doanh;
+ Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
+ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
+ Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính
Điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính này đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hành chính này.
4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
a) Hiện trạng
+) Hồ sơ thủ tục hành chính:
- Đơn đề nghị hưởng miễn trừđối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh; - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh và Điều lệ của hiệp hội đối với trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh có sự tham gia của hiệp hội;
- Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan;
- Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn từ
do doanh nghiệp tự lập, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo. Thẩm quyền đánh giá Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh.
- Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh cho bên đại diện.
+) Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp, qua mạng điện tử ( bằng hình thức bản sao, bản scan từ bản gốc, file văn bản), kèm theo chữ ký
điện tử hợp pháp của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
Bước 2: Cục kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp pháp, Cục thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp
để hoàn chỉnh hồ sơ (trong trường hợp doanh nghiệp nộp trực tiếp, Cục kiểm tra tại chỗ hồ sơ, giải thích cho doanh nghiệp về yêu cầu của hồ sơ và trả lại hồ sơ để bổ sung);
Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Cục yêu cầu doanh nghiệp nộp lệ phí thẩm định hồ sơđề nghị hưởng miễn trừ;
Bước 4: Thụ lý Hồ sơđề nghị hưởng miễn trừ; Bước 5: Quyết định về việc hưởng miễn trừ.
b) Phân tích và đề xuất
Thủ tục hành chính này hiện nay đã được Bộ Công Thương triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3. Thực hiện Quyết định số
48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, theo đó định hướng đến năm 2015: “Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 hoặc 4, người dân và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng”. Để triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tính chất đặc thù của thủ tục, đặc biệt để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục này, đề
xuất bổ sung áp dụng hình thức dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 4 đối với thủ
tục hành chính này. Đây được coi là một trong những nỗ lực của Bộ Công Thương để thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính trên nền tảng hiện đại, nhanh chóng và chính xác. Việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
đối với thủ tục hành chính này góp phần tạo điều kiện thuận lợi, thuận tiện hơn cho doanh nghiệp thực hiện, cũng như là các cơ quan Nhà nước thực hiện giải quyết thủ tục này, đó chính là cơ sở để giảm đáng kể chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính này. D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐIỆN X. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động phát điện 1. Cơ sở pháp lý a. Hiện trạng - Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; - Nghịđịnh số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật
Điện lực;
- Nghịđịnh số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương;
- Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp và Quyết định số 15/2008/QĐ-BCT ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN;
b. Phân tích
- Các văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với Luật Điện lực. - Các văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực
c) Kiến nghị, đề xuất
Trong quá trình triển khai thực hiện thủ tục hành chính này trên thực tế, có một số những bất cập nhất định. Để tạo hành lang cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hành chính này được thuận lợi rõ ràng. Đề nghị có những điều chỉnh hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho thủ
tục này.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Hiện trạng
Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực phát điện là tạo hành lang pháp lý để các đơn vị tham gia vào hoạt động điện lực đồng thời việc cấp phép là để kiểm tra điều kiện của các nhà máy điện trước khi đi vào vận hành. Giấy phép hoạt động điện lực cũng là công cụ để giám sát các đơn vị trong suốt quá trình hoạt động đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
b. Phân tích và đề xuất
Hoạt động điện lực là lĩnh vực đặc thù, tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh điện: phát điện, truyền tải, phân phối và bán buôn, bán lẻ điện là không thể tách rời. Do đó để tham gia gia vào hoạt động điện lực ở bất cứ khâu nào của quá trình sản xuất, kinh doanh điện đều phải đáp ứng những
điều kiện nhất định.
3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính
a) Hiện trạng
Nhưđã đề cập ở phần trên, các điều kiện đưa ra đối với các đơn vị tham gia hoạt động điện lực nhằm đảm bảo chất lượng của các công trình điện lực và mục tiêu cuối cùng là cung cấp điện cho nhân dân an toàn, liên tục và hiệu quả.
b) Phân tích và đề xuất
Trong thủ tục hành chính này, điều kiện xem xét, giải quyết cho các tổ
chức, cá nhân đã đáp ứng được các yêu cầu:
- Minh bạch, rõ ràng và thống nhất với các quy định hiện hành khác, các điều kiện vềđối tượng tham gia đã được cụ thể. Quy định về yêu cầu, thời gian, quy trình thực hiện đã được chi tiết, rõ ràng, dễ thực hiện và chấp hành.
- Thủ tục và hồ sơ xin phép là phù hợp, tạo thuận lợi và có tính khả thi trong việc thực hiện và đáp ứng của thương nhân đối với các yêu cầu Bộ đề
- Mục tiêu quản lý Nhà nước và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
- Tuy nhiên số lượng bộ hồ sơ là 03 bộ còn gây tốn kém cho doanh nghiệp do đó đề nghị rút số lượng bộ hồ sơ cần phải nộp là 01 bộ để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.
4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
a. Hiện trạng
+) Hồ sơ thủ tục hành chính
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (theo Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này);
- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân kèm theo sơđồ tổ chức, danh sách các đơn vị, chi nhánh trực thuộc;
- Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy điện được cấp có thẩm quyền duyệt kèm theo tài liệu dự án đầu tư nhà máy điện;
- Bản sao hợp lệ tài liệu kỹ thuật xác định công suất lắp đặt từng tổ máy, phương án đấu nối chính thức nhà máy điện vào hệ thống điện và chếđộ vận hành nhà máy điện trong hệ thống điện;
- Bản sao hợp lệ giấy phép sử dụng tài nguyên nước (đối với nhà máy thuỷ điện). Bản sao hợp lệ giấy phép sử dụng tài nguyên nước và phương án cung cấp nhiên liệu (đối với nhà máy nhiệt điện);
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư nhà máy điện và bản sao văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất.
- Danh mục các hạng mục công trình điện chính của nhà máy điện;
- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý như giám đốc, phó giám đốc, người trực tiếp quản lý kỹ thuật, các chuyên gia chính cho quản lý và vận hành nhà máy điện kèm theo bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp;
- Tài liệu vềđào tạo và sử dụng lao động;
- Bản sao hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã ký;
- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đảm bảo đủ điều kiện hoạt động đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho dự án phát điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Quy trình vận hành hồ chứa thuỷđiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với các nhà máy thuỷđiện);
- Bản sao văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng đấu nối;
- Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị Điều độ hệ
thống điện;
- Bản sao biên bản nghiệm thu từng phần các hạng mục công trình điện chính của dự án phát điện, biên bản nghiệm thu chạy thử không tải và có tải từng tổ máy, biên bản nghiệm thu toàn phần liên động có tải từng tổ máy.
+) Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân gửi Hồ sơ đề nghị cấp phép gửi đến Văn thư của Cục Điều tiết điện lực, Văn thư làm thủ tục lấy dấu công văn đến và chuyển cho Phòng Quan hệ công chúng và cấp phép
- Phòng Quan hệ công chúng tiếp nhận và làm giấy hẹn trả lời tính hợp lệ của Hồ sơ và gửi thông báo thu phí thẩm định.
- Yêu cầu bổ sung Hồ sơ bằng công văn (nếu Hồ sơ chưa đầy đủ)
- Tổ chức đoàn kiểm tra điều kiện cấp phép thực tế (trường hợp cần thiết)
- Công văn từ chối cấp phép (Đối với tổ chức không đủ năng lực) - Cấp giấy phép hoạt động điện lực (Đối với tổ chức đủ năng lực) - Gửi công văn thu lệ phí cấp phép (Đối với tổ chức được cấp phép) - Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép hoạt động điện lực qua đường bưu
điện hoặc trực tiếp tại văn phòng Cục Điều tiết điện lực.
b) Phân tích và đề xuất
- Yêu cầu về hồ sơ là phù hợp và cần thiết để có căn cứ cấp phép.
- Quy định về hồ sơđã được rõ ràng mình bạch và cụ thể, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và đáp ứng, không gây phiền hà và phải đi lại nhiều lần.
- Căn cứđể cấp phép đã được thể hiện rõ trong các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý và các yêu cầu về thủ tục hành chính mà thương nhân phải đáp ứng.
- Quy trình thủ tục đã được niêm yết công khai.
- Tuy nhiên do phân phân cấp giấy phép hoạt động điện lực do đó số