Thủ tục cấp phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng – dôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 45)

dôn 1. Căn cứ pháp lý a) Hin trng Danh mục các văn bản làm cơ sở pháp lý: - Luật Thương mại năm 2005 - Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

- Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2005 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa

- Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 ngày 12 năm 2011 của Bộ Công Thương - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

b) Phân tích:

- Các văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật

- Các văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực c) Kiến nghị, đề xuất

Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho thủ tục hành chính này đến nay vẫn còn hiệu lực chưa bộc lộ những bất cập và vẫn phù hợp với điều kiện thực hiện thủ tục hiện tại, vì vậy sẽ báo cáo khi có phát sinh yêu cầu về quản lý trong tình hình mới.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Hin trng

Việc thiết lập và duy trì thủ tục này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động tạm nhập tái xuất các mặt hàng làm suy giảm tầng ôzôn.Việc thực hiện thủ tục hành chính này là cần thiết, đảm bảo hoạt động nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

b) Phân tích và đề xut

+) Thủ tục hành chính này được thiết lập và duy trì nhằm: - Sức khoẻ cộng đồng;

- Bảo vệ môi trường; - An toàn cộng đồng;

- Thực hiện cam kết quốc tế;

+) Các chất làm suy giảm tầng ôzôn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cần được quản lý chặt chẽ. Việc áp dụng thủ tục hành chính này tạo ra hiệu quả cao trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, đảm bảo lợi ích của cộng đồng, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Vì thế cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động này. Do vậy thủ tục hành chính này là cần thiết, phù hợp, hiệu quả và cần được thực thi bởi cơ quan Bộ, không phân cấp cho địa phương vì không đảm bảo việc thực hiện.

3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính:

a) Hin trng

Điều kiện để Thương nhân được xem xét, giải quyết thủ tục hành chính là khi đáp ứng được các quy định Nhà nước hiện hành và các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục mà Bộđề ra.

b) Phân tích và đề xut

Trong thủ tục hành chính này, điều kiện xem xét, giải quyết cho thương nhân đã đáp ứng được các yêu cầu:

- Minh bạch, rõ ràng và thống nhất với các quy định hiện hành khác, các điều kiện về đối tượng tham gia đã được cụ thể. Quy định về mặt hàng, thời gian, quy trình thực hiện đã được chi tiết, rõ ràng, dễ thực hiện và chấp hành.

- Thủ tục và hồ sơ xin phép là vừa phải, phù hợp, tạo thuận lợi và có tính khả thi trong việc thực hiện và đáp ứng của thương nhân đối với các yêu cầu Bộđề ra.

- Mục tiêu quản lý Nhà nước và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính

a) Thc trng

+) Hồ sơ thủ tục hành chính:

- Đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận (Phụ lục II).

- Bản sao hợp đồng nhập khẩu có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận

đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

+) Trình tự thực hiện

- Thương nhân gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội;

- Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Bộ thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơđầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủđiều kiện, Bộ Công Thương ban hành văn bản cấp phép cho thương nhân được nhập khẩu. Nếu hồ sơ không đáp

ứng đủ điều kiện để được cấp phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho thương nhân.

- Thương nhân nhận văn bản từ Bộ Công Thương.

b) Phân tích và đề xut

- Yêu cầu về hồ sơ là phù hợp và cần thiết để có căn cứ cấp phép.

- Quy định về hồ sơđã được rõ ràng mình bạch và cụ thể, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và đáp ứng, không gây phiền hà và phải đi lại nhiều lần.

- Căn cứđể cấp phép đã được thể hiện rõ trong các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý và các yêu cầu về thủ tục hành chính mà thương nhân phải đáp ứng.

- Quy trình thủ tục đã được niêm yết công khai. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện việc cập nhật thủ tục hành chính này bao gồm các loại giấy tờ, hướng dẫn, mẫu đơn mẫu tờ khai đính kèm thủ tục lên trang thông tin cải cách hành chính của Bộ Công Thương tại địa chỉ: kstthc.moit.gov.vn để

người dân các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tra cứu tham khảo, tạo điều kiện thực hiện thủ tục được dễ dàng, thuận tiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)