THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Để bảo đảm tính khả thi của của văn bản quy phạm pháp luật có quy
định thủ tục hành chính, cần thực hiện tốt việc lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản như sau:
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không có nội dung thuộc bí mật nhà nước, ngoài việc gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và đơn vị liên quan, cần
được đưa lên Website của Bộ để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân trước khi gửi đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thểđóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bằng văn bản hoặc gửi thưđiện tửđến Website Bộ.
2. Trước khi gửi thẩm định, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính theo đúng quy định sau đây:
a) Lấy ý kiến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ
trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự
thảo thông tư liên tịch;
b) Lấy ý kiến Văn phòng Bộđối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ
trưởng.
a) Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến
đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính nêu tại khoản 2, 3 Điều 10 của Nghị định 63/CP-NĐ
ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ;
b) Dự án, dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính;
c) Bản đánh giá tác động theo quy định tại Điều 10 của Nghị định nêu trên.
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị cho ý kiến tham gia. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, đơn vị chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể.