Kinh nghiệm của Hungary:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 26)

IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ KIỂM SOÁT THỦ

2. Kinh nghiệm của Hungary:

Tại Hungary nhiệm vụ cải cách hành chính được giao toàn bộ cho Bộ Tư

pháp và Hành chính công làm đầu mối, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Hành chính công do Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm nhiệm. Chương trình cải cách hành chính được thực hiện theo nhiệm kỳ của Chính phủ do Bộ Tư pháp và Hành chính công điều phối. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cải cách hành chính do EU tài trợ. Trong Bộ Tư pháp và Hành chính công có Hệ thống kiểm soát tựđộng tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính (2 tuần kiểm tra 1 lần). Chương trình cải cách hành chính được áp dụng liên tục cho 4 năm. Vận hành hệ thống này là đội ngũ công chức gồm khoảng 70.000 người ăn lương nhà nước, trong đó có cả lực lượng vũ trang.

1.1. V ci cách t chc:

Cơ cấu tổ chức cán bộ và ngân sách do Bộ Tư pháp và Hành chính công đề xuất, điều phối. Mục tiêu cải cách tổ chức là xóa bỏ các đầu mối không cần thiết để giảm gánh nặng về ngân sách và đơn giản các đơn vị hành chính đang tồn tại, chồng chéo nhau và từđó, thành lập những đơn vị mới để

Cơ quan cấp Bộ: từ 13 Bộ trước đây, được giảm xuống còn 8 Bộ; đồng thời, tiến hành cải tổ bộ máy cấp khu vực (cấp dưới Bộ). Thành lập ra 20 đơn vị trên toàn quốc ở cấp Chính phủ bên cạnh cơ quan cấp tỉnh trực thuộc Trung

ương. Từ tháng 6/2011, thành lập các cơ quan cấp tỉnh trực thuộc (trừ ngành Thuế và Công an). Văn phòng đại diện của tỉnh có quyền cho phép thực hiện các TTHC, người đại diện ở mỗi tỉnh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, người đại diện Chính phủ ở tỉnh ra quyết định bổ nhiệm cho cấp huyện (những công việc như: Thủy lợi, khai thác mỏ, thuế, công an do cơ quan cấp trên điều phối). Sự điều phối thống nhất này giúp tiết kiệm kinh phí, nhưng mô hình này vẫn đang còn nhiều tranh cãi.

Ngoài ra, việc cải tổ cơ cấu cấp quận, huyện cũng được tiến hành thông qua việc thành lập ra 23 đơn vị cấp quận, huyện nằm tại Budapest để bảo đảm thực hiện đồng bộ và nhanh nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hợp lý hóa các quỹ của nhà nước, tinh giảm từ 60 quỹ xuống còn 20 quỹ; đồng thời, cải tiến những tổ chức lao động ở tầm trung giữa Chính phủ và các đơn vị cấp dưới.

1.2. Ci cách th chế và hin đại hóa nn hành chính

Nội dung cải cách này được thể hiện thông qua việc xóa bỏ những điều luật không hợp lý; điều tiết những điều luật đã ban hành; sửa đổi 3 điều luật cần điều tiết để thực hiện hài hòa tránh chồng chéo về Luật kéo theo chi phí về ngân sách lớn; xóa bỏ những các quy định bất hợp lý trước đây và bổ sung những quy định cần thiết.

Áp dụng nền hành chính điện tử trong Chính phủ như: áp dụng Hệ

thống thẻ điện tử quốc gia, tất cả các dữ liệu được lấy trong thẻ. Nhóm đầu tiên được thí điểm thực hiện là cấp thẻ học sinh, thực hiện các quyền lợi và nhiệm vụ của nhà nước thông qua thẻ có chip. Thẻ điện tử hiện nay áp dụng cho 1,5 triệu học sinh và trong vòng 2 năm tới dự kiến sẽ áp dụng cho toàn bộ

công chức.

1.3. Thc thi th tc hành chính

Đưa dữ liệu vào Hệ thống kiểm tra tác động của TTHC để người dân tiếp cận thủ tục hành chính thuận tiện nhất và giảm chi phí tuân thủ TTHC.

Đẩy mạnh giao dịch Chính phủ một cửa: thông qua việc mở 29 điểm giao dịch một cửa trên toàn quốc (đây là đỉnh theo hình kim tự tháp) bên dưới có hơn 1.000 giao dịch. Hình thức Chính phủ một cửa đến cuối năm 2013 mới áp dụng thực hiện trên diện rộng. Mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2010- 2014 là hình thành Hệ thống cơ quan tự quản và Hệ thống giải quyết sự vụ

một cửa để bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính một cách công khai, minh bạch.

Tổ chức thăm dò ý kiến của nhân dân thông qua việc lập ra website: Diễn đàn nhà nước hoàn thiện để công dân có thể thấy được toàn bộ các thủ

1.4. Công tác cán b

Chiến lược cán bộ được định hướng từ khi tiếp nhận, tuyển chọn cho

đến khi về hưu; thực hiện việc cải thiện trình độ ngoại ngữ, chuyên môn cho cán bộ trẻ và tiến hành công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.

Thực hiện nguyên tắc thủ tục hành chính càng đơn giản càng tốt và cần có cơ quan làm nhiệm vụ giám sát với đội ngũ kỹ sư có kỹ năng và năng lực về CCHC. Mỗi công chức được nhận lương xứng đáng, khuyến khích sáng tạo trong công tác cán bộ như tặng thưởng tăng lương, phụ cấp...

Bộ Tư pháp và Hành chính công chịu trách nhiệm quản lý cả dữ liệu ngân hàng và các vấn đề liên quan đến công dân; đồng thời, thay mặt Thủ

tướng điều phối các vấn đề liên quan đến các nước; soạn thảo chương trình họp Chính phủ, tổ chức các cuộc họp báo để thông tin các quyết định của Thủ

tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)