TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KIỂ M SOÁT TH Ủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 106)

TỤC HÀNH CHÍNH 1. Lãnh đạo Bộ, đứng đầu là Bộ trưởng chỉ đạo thống nhất việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính - Chỉ đạo đơn vị chức năng kịp thời công bố, nhập dữ liệu về thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện nghiêm túc các thủ tục hành chính đã công bố

công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Có biện pháp thích hợp để kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức thuộc quyền trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

- Khen thưởng cán bộ, công chức có thành tích trong thực hiện thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính hoặc có sáng kiến cải cách thủ tục hành chính.

- Xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, công chức khi có vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

- Cải tiến cách thức, phương pháp thực hiện thủ tục hành chính.

- Kịp thời kiến nghị với cơ quan cấp trên có các biện pháp đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính.

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số

20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân, Nghị quyết 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năn quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Để thực hiện tốt các văn bản trên, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ cần quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức đơn vị mình thống nhất nhận thức về mục tiêu của công tác cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính từ khâu dự thảo cho đến việc thực thi trên thực tế,

đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc giải quyết thủ

tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Thủ trưởng các đơn vị cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục trong chỉ đạo điều hành của

đơn vị.

- Tổ chức niêm yết công khai đầy đủ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại địa điểm trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và trên trang Thông tin điện tử của Bộ và của đơn vị (nếu có). Việc niêm yết phải dễ nhìn, dễđọc và dễ tiếp cận;

- Chuẩn hóa, công khai hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính,

điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và hồ sơ thủ tục hành chính để mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện;

- Thường xuyên rà soát, đánh giá chi tiết về từng thủ tục hành chính, cương quyết loại bỏ thủ tục hành chính rườm rà, chống chéo và không cần thiết;

- Tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và hồ sơ

thủ tục hành chính. Hoàn thiện cơ chế uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ cho Lãnh

đạo các đơn vị thuộc Bộ cũng như cơ chế phân cấp giải quyết thủ tục hành chính về địa phương nhằm rút ngắn thời gian cấp phép và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức và cá nhân trong quá trình cấp phép;

- Rà soát lại vấn đề lệ phí giải quyết thủ tục hành chính như một công cụđể thúc đẩy tính hiệu quả của quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Phối hợp với Bộ Tài chính sớm rà soát và có Thông tư liên tịch quy định chi tiết về

các mức phí, lệ phí đối với các thủ tục hành chính do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện;

- Việc giải quyết thủ tục hành chính phải thực hiện theo đúng quy định thủ tục hành chính đã được công bố. Nghiêm cấm cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tùy tiện yêu cầu thêm hoặc bổ sung thành phần hồ sơ ngoài quy định; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức phải nhận đúng, nhận đủ (không nhận thiếu, thừa

hồ sơ, chứng từ); cấp giấy biên nhận hồ sơ phải ghi rõ thời gian tiếp nhận và trả kết quả;

- Tổ chức cập nhật kịp thời các thủ tục hành chính đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tra cứu, thực hiện thủ tục hành chính;

- Bố trí cán bộ đầu mối có đủ năng lực tham mưu thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính;

- Lấy kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính là một tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng hàng năm cũng như trong việc xem xét bổ

nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính phân công thực hiện thủ tục hành chính

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

- Tạo thuận lợi cho các nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong thực hiện thủ tục hành chính.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy định. - Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự, hồ sơ hành chính đầy

đủ, rõ ràng, chính xác không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện không

đúng theo hướng dẫn của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.

- Chấp hành nghiêm túc các quy định, thủ tục hành chính đã được công bố.

- Chủđộng tham mưu, đề xuất, sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính.

- Kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để

sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính không phù hợp, thiếu khả thi.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

II. XÁC ĐỊNH ĐÚNG TRỌNG TÂM CỦA CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)