Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 50)

V. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU

1.Cơ sở pháp lý

Danh mục các văn bản làm cơ sở pháp lý: - Luật Thương mại năm 2005

- Nghị định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá.

- Quyết định số 1375/1999/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về

việc ban hành quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang thị trường EU, ban hành ngày 23/11/1999.

- Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ

Công Thương quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu

đãi

b) Phân tích

- Các văn bản làm cơ sở pháp lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

- Các văn bản làm cơ sở pháp lý đến nay vẫn còn hiệu lực

c) Kiến ngh, đề xut

Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho thủ tục hành chính này đến nay vẫn còn hiệu lực, để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ

tục hành chính này, đề xuất sửa đổi Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Hin trng

Việc thiết lập và duy trì thủ tục này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy dép sang thị trường EU. Việc thực hiện thủ tục hành chính này là cần thiết, đảm bảo hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

b) Phân tích và đề xut

Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy

định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa). Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch…) Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó.Vì vậy nếu không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác

định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa này để từđó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan. Đối với doanh nghiệp, quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng nước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu

chứng nhận về xuất xứ hàng hóa Bộ Công Thương đã ban hành thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (c/o) ưu đãi Mẫu A nhằm xác định hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam. Để hàng hoá giầy dép xuất khẩu của Việt Nam được hưởng

ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu vào các nước EU, thì mặt hàng đó phải được cấp C/O Mẫu A.Với thủ tục cấp C/O mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU của Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập. Do vậy, việc triển khai các thủ tục hành chính cho việc cấp C/O Mẫu A là cần thiết, phù hợp, hiệu quả cho mục tiêu hưởng ưu đãi thuế quan và cần được thực thi bởi cơ quan Bộ, không phân cấp cho địa phương vì không đảm bảo việc thực hiện.

3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính:

a) Hin trng

Điều kiện để Thương nhân được xem xét, giải quyết thủ tục hành chính là khi đáp ứng được các quy định Nhà nước hiện hành và các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục mà Bộđề ra.

b) Phân tích và đề xut

Trong thủ tục hành chính này, điều kiện xem xét, giải quyết cho thương nhân đã đáp ứng được các yêu cầu:

- Minh bạch, rõ ràng và thống nhất với các quy định hiện hành khác, các điều kiện về đối tượng tham gia đã được cụ thể. Quy định về mặt hàng, thời gian, quy trình thực hiện đã được chi tiết, rõ ràng, dễ thực hiện và chấp hành.

- Thủ tục và hồ sơ xin phép là vừa phải, phù hợp, tạo thuận lợi và có tính khả thi trong việc thực hiện và đáp ứng của thương nhân đối với các yêu cầu Bộđề ra.

- Mục tiêu quản lý Nhà nước và mang lại lợi ích cho cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính

a) Hin trng

+) Hồ sơ thủ tục

1. Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ sơ chi tiết nêu tại khoản 2 của Điều này, hồ

sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục 3); b) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

c) Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;

d) Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có

đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;

e) Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể).Trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thểđược nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.

2. Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu, ngoài các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ

chức cấp C/O có thểđi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:

a) Quy trình sản xuất ra hàng hoá;

b) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);

c) Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);

d) Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa (trong trường hợp sử dụng nguyên liệu, hàng hóa mua trong nước trong quá trình sản xuất) trong trường hợp không có những chứng từ nêu tại điểm c khoản 2 điều này;

đ) Giấy phép xuất khẩu (nếu có); e) Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

3. Mã HS của hàng hóa khai trên C/O là mã HS của nước nhập khẩu. Trường hợp mã HS nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, thương

nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.

4. Những tài liệu, chứng từ nêu tại khoản 2 điều này có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho tổ chức cấp C/O. Sau thời hạn này, thương nhân phải nộp lại hồ sơ chi tiết nêu tại khoản 2 điều này để cập nhật những thông tin mới về quy trình sản xuất, nguyên vật liệu sử dụng để

sản xuất ra hàng hóa và các thông tin khác.

5. Thương nhân phải lưu trữ tài liệu, chứng từ của từng lô hàng xuất khẩu nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp C/O

để xuất trình cho Tổ chức cấp C/O khi Tổ chức này hậu kiểm xuất xứ của những lô hàng đã được cấp C/O.

6. Trường hợp thương nhân có xuất khẩu thêm mặt hàng mới mà chưa nộp hồ sơ chi tiết, thương nhân phải nộp bổ sung hồ sơ chi tiết như quy định tại khoản 2 điều này cho mặt hàng này.

7. Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này đểđối chiếu trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O trên văn bản yêu cầu đó.

8. Tổ chức cấp C/O cũng có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này để đối chiếu một cách ngẫu nhiên.

+) Trình tự thực hiện

Bước 1: Thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là PQLXNK); Bước 2: Thương nhân nộp hồ sơđề nghị cấp C/O tại PQLXNK;

Bước 3: PQLXNK kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo ngay cho thương nhân về một trong trường hợp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O; 2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung); 3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này); 4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp sau:

a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân;

b) Hồ sơđề nghị cấp C/O không đúng như quy định tại Điều 9;

c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ từ lần cấp C/O trước

d) Người đề nghị cấp C/O có gian lận về xuất xứ từ lần cấp C/O trước

đó và vụ việc chưa được giải quyết xong;

đ) Người đề nghị cấp C/O không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định để chứng minh xuất xứ hàng hóa khi Tổ chức cấp C/O tiến hành hậu kiểm xuất xứ hàng hóa;

e) Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

g) Mẫu C/O được khai bằng mực màu đỏ, viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực khác nhau;

h) Có căn cứ hợp pháp, rõ ràng chứng minh hàng hoá không có xuất xứ

theo quy định của pháp luật.

Bước 4: cán bộ PQLXNK kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.

Bước 5: người có thẩm quyền của PQLXNK ký cấp C/O.

Bước 6: cán bộ PQLXNK đóng dấu, vào sổ và trả C/O cho thương nhân.

*Hệ thống cấp C/O qua mạng (eCOSys)

Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký

Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử

và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ

thống eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O đểđối chiếu trước khi cấp C/O.

b) Phân tích và đề xut

- Yêu cầu về hồ sơ là phù hợp và cần thiết để có căn cứ cấp phép.

- Quy định về hồ sơđã được rõ ràng mình bạch và cụ thể, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và đáp ứng, không gây phiền hà và phải đi lại nhiều lần.

- Căn cứđể cấp phép đã được thể hiện rõ trong các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý và các yêu cầu về thủ tục hành chính mà thương nhân phải đáp ứng.

- Quy trình thủ tục đã được niêm yết công khai. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện việc cập nhật thủ tục hành chính này bao gồm các loại giấy tờ, hướng dẫn, mẫu đơn mẫu tờ khai đính kèm thủ tục lên trang thông tin cải cách hành chính của Bộ Công Thương tại địa chỉ: kstthc.moit.gov.vn để

người dân các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tra cứu tham khảo, tạo điều kiện thực hiện thủ tục được dễ dàng, thuận tiện.

- Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính này và vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước. Đề xuất đưa thủ tục này áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Theo đó, về cách thức thực

hiện thay thế yêu cầu nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện bằng đường internet. Đồng thời, điều chỉnh thành phần hồ sơ thay thế yêu cầu nộp các loại giấy tờ có sao y bản chính bằng bản scan và khai báo qua mạng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương (Trang 50)