chức, cá nhân về quy định hành chính do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính tổ
chức và các lớp tập huấn chuyên sâu do Bộ tổ chức.
V. ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính, công nghệ thông tin góp phần vào tự động hoá, đơn giản hoá các quy trình thủ tục hành chính tạo ra tác phong làm việc, lãnh đạo mới qua hình thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hướng đến xây dựng chính phủđiện tử.
Để khai thác triệt để tính ưu việt của công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công Thương cần:
1. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thực hiện có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự tác động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước đối với ngành công thương. Nâng cao chất lượng Hệ
thống thông tin điện tử trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bộ Công Thương.
2. Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng thông tin điện tử của Bộ và các cơ quan, đơn vị; xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch với người dân và doanh nghiệp
đáp ứng yêu cầu đơn giản về thể chế và cải cách thủ tục hành chính.
3. Từng bước hiện đại hoá công sở cơ quan Bộ và các đơn vị theo tiêu chuẩn của Chính phủ về hiện đại hoá nền hành chính phù hợp với điều kiện thực tế của Bộ.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin xử lý trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với người dân, doanh nghiệp; đặc biệt là trong hoạt động phục vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp.
VI. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Cần đẩy mạnh công tác truyền thông để cung cấp kịp thời thông tin chính thức của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Bộ
cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân ở trong nước cũng như ngoài nước về tình hình, kết quả thực hiện Đề án 30; cung cấp thông tin các dịch vụ
nghị của người dân và doanh nghiệp về các quy định hành chính của Bộ Công Thương. Công tác truyền thông cần được triển khai như sau:
1. Truyền thông hỗ trợ công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
- Tổ chức Hội nghị triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính và xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính;
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính cho CCVC thuộc Bộ;
- Tổ chức tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ đầu mối về công tác rà soát, kiểm soát và truyền thông cho toàn thể cán bộ đầu mối của các đơn vị
trong Bộ và các cơ quan báo chí tác nghiệp;
- Tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến cá nhân, tổ chức về quy định thủ
tục hành chính và việc tiếp nhận xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ
chức về quy định hành chính của ngành Công Thương;
- Tổ chức buổi làm việc với cơ quan báo chí để trao đổi việc phối hợp tuyên truyền về Kiểm soát TTHC và tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
- Phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương, Phòng Báo chí Tuyên truyền đưa tin, bài, phóng sự về hoạt động kiểm soát TTHC tại Bộ; - Thiết kế, ứng dụng các sản phẩm truyền thông về kiểm soát TTHC tại các điểm giải quyết TTHC, các hội thảo, hội nghị về cải cách hành chính và trên các trang báo in, báo điện tử…;
- Tổ chức các đoàn báo chí đến các đơn vị điển hình về triển khai kiểm soát TTHC để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
2. Truyền thông hỗ trợ công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nhằm nâng cao nhận biết về các kênh thông tin nghị của tổ chức, cá nhân (nhằm nâng cao nhận biết về các kênh thông tin phản ánh, kiến nghị; hoàn thiện các cơ chế phản hồi để củng cố niềm tin và khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp)
- Hoàn thiện cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp;
- Thông tin trực tuyến hỗ trợ tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
- Xây dựng Videoclip giới thiệu về hoạt động của Phòng Kiểm soát thủ
tục hành chính trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ
chức về quy định hành chính;
- Hỗ trợ Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương duy trì và hoàn thiện các hình thức tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính qua trang thông tin điện tử CCHC kstthc.moit.gov.vn;
- Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm soát TTHC, kết quả phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức cho Lãnh đạo Bộ trong các buổi họp giao ban tháng, quý, năm, họp báo.
3. Truyền thông hỗ trợ việc thực thi khuyến nghị đơn giản hóa thủ
tục hành chính (tạo các kênh đối thoại và kêu gọi sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp ủng hộ, đồng thuận cho quá trình thực thi Nghị
quyết đơn giản thủ tục hành chính)
- Đưa tin về chủ đề đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị và các bài viết liên quan đến tiến độ, kết quả đạt
được.
- Cung cấp thông tin, báo cáo để Bộ trưởng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo tại các cuộc họp giao ban và tham dự Phiên họp thường kỳ của Chính phủ về
kết quả thực thi Nghị quyết 59 của Chính Phủ vềđơn giản hóa TTHC, kết quả
triển khai kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính của Bộ.
- Duy trì thường xuyên và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên mạng INTERNET tại địa chỉ www.thutuchanhchinh.vn trong
điều hành và cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức thông qua việc cập nhật, chia sẻ và khai thác thông tin theo đúng hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
- Cung cấp thông tin về quy định hành chính liên quan đến lĩnh vực công thương lên Trang thông tin điện tử tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
của tổ chức, cá nhân đối với quy định hành chính của Bộ Công Thương (http://kstth.moit.gov.vn) để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân tra cứu, tham gia trực tiếp vào quá trình thống kê, rà soát và thực hiện thủ tục hành chính.
Thông qua Trang thông tin điện tử này, người dân và doanh nghiệp có thể đưa ra tiếng nói của mình về các vấn đề liên quan đến các quy định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về công thương; đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương cũng có thể tiếp nhận một cách nhanh chóng và
đầy đủ những phản ánh, đóng góp, kiến nghị hay của người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hành chính. Đây chính là một trong những
đóng góp quan trọng của người dân và doanh nghiệp vào sự nghiệp “chung tay cải cách thủ tục hành chính” cùng với cơ quan quản lý nhà nước về công thương.