6. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Các dịch vụ du lịch hiện có trên Vịnh Hạ Long
2.2.2.1 Các loại hình dịch vụ du lịch
Cũng giống như dịch vụ du lịch nói chung, dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long bao gồm các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ không cơ bản. Trong đó gồm có các dịch vụ sau:
Dịch vụ vận chuyển: phương tiện vận chuyển chủ yếu được sử dụng để chuyên chở khách tham quan trên Vịnh đó là tầu thủy. Tầu thủy ở Vịnh có rất nhiều loại cũng như kích cỡ khác nhau, được phân loại theo trọng tải chuyên chở của tầu và chất liệu tầu.
Dịch vụ lưu trú: điều khác biệt lớn nhất của dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long là cơ sở lưu trú cũng nằm trên phương tiện vận chuyển. Ở đây có một số loại tàu to được thiết kế có thêm các phòng ngủ bên dưới khoang tầu, trang bị thêm các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho các du khách có nhu cầu tham quan 2, 3, 4 ngày ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long. Dịch vụ này hiện nay đang rất phát triển và được khách du lịch quốc tế rất ưa thích. Cũng giống như phương tiện vận chuyển các cơ sở lưu trú này được đáp
ứng theo tiêu chuẩn của Luật du lịch Việt Nam và Sở Giao thông công chính tỉnh Quảng Ninh.
Dịch vụ ăn uống: thông thường khách du lịch sẽ có ít nhất một bữa ăn trên Vịnh Hạ Long và họ sẽ thưởng thức bữa ăn ngay trên tàu, được sắp xếp như một nhà hàng nhỏ, phục vụ các bữa ăn trên tầu. Nhân viên phục vụ “nhà hàng” này cũng chính là các nhân viên phục vụ trên tầu. Các bữa ăn thường được đặt trước để nhà tàu chuẩn bị. Trên tầu phục vụ thêm các đồ uống. Và nếu du khách có nhu cầu ăn thêm các đồ hải sản tươi sống khác có thể chọn một trong các nhà bè nuôi hải sản trên Vịnh.
Các dịch vụ bổ sung khác: ngoài những dịch vụ cơ bản như trên thì còn có các dịch vụ: dịch vụ bán đồ lưu niệm, dịch vụ cho thuê các phương tiện cho các môn thể thao dưới nước như: bơi lội, chèo thuyền kayak, lặn …trên Vịnh.
2.2.2.2 Hành trình của một chuyến du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long trên Vịnh Hạ Long
Có một điểm khác biệt về các dịch vụ trên Vịnh Hạ Long như đã trình bày ở trên, đó là khách du lịch sẽ cùng di chuyển, ăn uống và ngủ nghỉ trên cùng một phương tiện vận chuyển. Điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu các dịch vụ du lịch đơn lẻ.
Một hành trình du lịch tham quan trên Vịnh sẽ diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Đón khách tại cầu cảng, là nơi tập trung của khách du lịch trước khi xuống tầu tham quan Vịnh. Các tầu đều có nơi neo đậu theo sự sắp xếp của cơ quan quản lý và có giờ ra vào nhất định. Loại tầu tùy thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng khách, số lượng ngày tham quan và khả năng chi trả. Khách sẽ được mua vé tham quan nếu đi theo tour trọn gói (đa số các khách quốc tế đi du lịch Hạ Long đều đi qua tour), đi qua cổng soát vé có sự kiểm soát của nhân viên quản lý Vịnh trước khi xuống tầu.
Bước 2: Tầu đi tham quan một số điểm theo hành trình đã được khách du lịch và các công ty du lịch (nhà cung ứng khách gián tiếp) thỏa thuận trước khi mua chương trình du lịch.
Đối với những khách tham quan trong ngày sẽ tham quan 2 hoặc 3 hang động tiêu biểu của Vịnh Hạ Long (ví dụ: động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ), ăn một bữa trưa trên tầu.
Đối với những du khách ngủ đêm trên tầu thì sẽ có ít nhất 3 bữa ăn trên tầu và lịch trình tham quan cũng có sự khác biệt lớn với chương trình thông thường. Khách du lịch sẽ được tham quan nhiều hang, đảo và đi với lộ trình xa hơn. Chương trình du lịch này thường được khách quốc tế lựa chọn.
Bước 3: Sau khi tham quan trên Vịnh về, tầu lại quay trở về bến trả khách tại cảng.
Với một hành trình tham quan như trên, việc cung ứng các dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp tham gia chỉ có thể cung ứng các dịch vụ du lịch trên tầu; ngoài ra còn có thể cung ứng trên các điểm dừng trên các hang, động và đảo trên Vịnh. Tuy nhiên, thời gian dừng lại của du khách trên các điểm dừng chân còn hạn chế, đối với khách du lịch cũng hạn chế việc sử dụng các dịch vụ du lịch tại các điểm dừng chân. Như vậy về cơ bản, du khách sẽ sử dụng các dịch vụ du lịch được phục vụ trên phương tiện vận chuyển là chủ yếu.
2.2.3 Công tác tổ chức quản lý Vịnh Hạ Long
2.2.3.1 Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long là cơ quan quản lý trực tiếp đối với Vịnh Hạ Long, được thành lập từ năm 1994 bởi UBND tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 419/QĐ-UBND. [4]
Tham mưu, đề xuất giúp UBND tinh Quảng Ninh ban hành qui chế, qui định quản lý Vịnh Hạ Long
Tổ chức, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy chế quản lý Vịnh Hạ Long của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Thẩm định các dự án kinh tế - xã hội liên quan đến Vịnh Hạ Long và giám sát các hoạt động du lịch trong phạm vi Vịnh Hạ Long.
Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện chủ trương của nhà nước đối với Vịnh Hạ Long.
Tổ chức nghiên cứu khoa học về Vịnh Hạ Long.
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tu bổ, tôn tạo, đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cộng đồng về giá trị Vịnh Hạ Long
Tổ chức quản lý, giữ gìn bãi đảo, hang động, vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long
Tổ chức bán vé, thu phí tham quan Vịnh Hạ Long, đón tiếp, hướng dẫn và giới thiệu khái quát về Vịnh Hạ Long.
Tổ chức phòng chống giảm thiểu hậu quả thiên tai, tai nạn và tìm kiếm, cứu nạn trong Vịnh Hạ Long
Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan Vịnh Hạ Long.
Cơ cấu tổ chức
Ban Quản lý Vịnh bao gồm các bộ phận quản lý theo chức năng và nhiệm vụ. Mỗi một bộ phận sẽ chịu trách nhiệm về một mảng công việc trong việc điều hành, quản lý các hoạt động cũng như các dịch vụ du lịch cung ứng trên Vịnh. [25]
Cao nhất là Ban lãnh đạo quản lý Vịnh, tiếp đến là 12 phòng, ban phụ trách về các vấn đề khác nhau. Chủ yếu tập trung vào việc: bảo tồn, tôn tạo và phát triển du lịch Vịnh Hạ Long một cách bền vững.
2.2.3.2 Các quy định có tính pháp quy về giá vé và thời gian thăm Vinh
Giá và các loại vé trên Vịnh Hạ Long
Theo quyết định số 3719/2007/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh quy định về giá vé tham quan Vịnh Hạ Long như sau:
- Vé tham quan Vịnh Hạ Long (30.000 đồng/ người lớn và 15.000 đồng/ trẻ em) khách mua loại vé này chỉ được tham quan phong cảnh trên Vịnh Hạ Long không được vào các điểm du lịch trên Vịnh.
- Vé lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long (giá vé 30.000 đồng/ người lớn và 15.000 đồng/ trẻ em) là vé tham quan Vịnh Hạ Long có đóng dấu lưu trú: khách mua vé này được phép lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh.
- Vé tham quan Vịnh Hạ Long và một hang động (giá vé 40.000 đồng/người lớn và 20.000/ trẻ em) khách được tham quan Vịnh và một trong các điểm trên Vịnh.
- Vé tham quan điểm Thiên Cung – Đầu Gỗ hoặc Sửng Sốt (giá vé 20.000 đồng/ người lớn và 10.000 đồng/ trẻ em)
- Vé tham quan điểm Mê Cung hoặc Ti Tốp hoặc các điểm khác (ngoài Thiên Cung - Sửng Sốt) trên Vịnh (giá vé 10.000 đồng/ người lớn, trẻ em được miễn loại vé này)
Giờ tham quan trên Vịnh
Du khách chỉ được phép lên thăm các hang động, bãi tắm trong các giờ quy định theo bảng sau:
Bảng 3: Bảng giờ tham quan trên Vịnh
Địa điểm Mùa hè
Từ 1/4 – 30/9
Mùa đông Từ 1/10 – 31/3
Thiên Cung – Đầu Gỗ 7h30 đến 17h00 8h00 đến 16h30 Sửng Sốt – Ti Tốp – Tam Cung 8h00 đến 17h00 8h30 đến 16h30
(Nguồn: Thông báo dành cho khách du lịch, cảng tầu du lịch Bãi Cháy)
2.2.3.3 Tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch của Vịnh Hạ Long
Những năm gần đây hoạt động kinh doanh du lịch của Vịnh Hạ Long đạt kết quả rất tốt. Những con số thống kê cho thấy, số lượng khách du lịch hàng năm tới thăm Vịnh Hạ Long tăng đều đáng kể, trong đó lượng khách du lịch quốc tế thăm Vịnh chiếm 70% tổng số khách tham quan Vịnh Hạ Long và lượng khách ngủ đêm trên Vịnh cũng đạt 60% tổng lượt khách thăm Vịnh năm 2007. Điều đó chứng tỏ dịch vụ thăm Vịnh Hạ Long và nhu cầu tham quan qua đêm đang ngày càng được ưa chuộng. [2]
Trong năm 2008, tuy có những biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam đã dẫn tới số lượng khách du lịch quốc tế giảm đáng kể. Nền kinh tế không ổn định và khủng hoảng khiến cho thu nhập của người dân giảm, công việc không ổn định, dẫn tới việc cần phải suy xét khi quyết định đi du lịch trong thời điểm này. Tuy nhiên số lượng khách du lịch đến Vịnh Hạ Long vẫn giữ một số lượng lớn và chưa có dấu hiệu giảm.
Theo thống kê của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long qua các năm con số khách đến thăm Vịnh như sau:
Bảng 2.3. Số lƣợng khách thăm Vịnh Hạ Long những năm gần đây Năm 2005 2006 2007 7 tháng đầu năm 2008 Khách thăm Vịnh Hạ Long (lượt) 1.472.200 1.462.100 1.788.329 1.728.572 Khách Việt Nam 570.210 734.084 764.521 642.160
Khách nước ngoài 901.990 728.016 1.023.808 1.086.412
(Nguồn Các báo cáo tổng kết, Sở du lịch Quảng Ninh)
Số lượng khách đến thăm Vịnh Hạ Long tăng dần đều qua các năm, so với năm 2005 và 2006 thì năm 2007 lượng khách tăng mạnh hơn, cho đến 7 tháng đầu năm 2008 tổng số lượt khách thăm Vịnh Hạ Long đã đạt 1,7 triệu lượt khách gần bằng tổng lượng khách cả năm 2005. Có thể thấy số lượng khách đến Hạ Long ngày càng nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo và đây là kết quả của quá trình thực hiện chiến lược phát triển du lịch của ngành, của quốc gia nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 2.2.3.4 Một số loại hình và tuyến du lịch trên Vịnh Hạ Long
* Một số loại hình du lịch phổ biến
Hiện nay du khách đến tham quan Vịnh Hạ Long theo một số loại hình du lịch nhất định. Trong đó bao gồm:
Du lịch tham quan: Với loại hình du lịch này, khách du lịch được tham gia tham quan các hang động và vui chơi giải trí, tắm biển tại các bãi đảo trên Vịnh.
Du lịch chèo thuyền phao (kayaking): Đây là loại hình du lịch lãng mạn, về gần với biển. Cũng theo lịch trình tham quan Vịnh như các chương trình tham quan bình thường, kết hợp với việc tổ chức để đưa du khách ra biển vắng bằng những chiếc thuyền thể thao nhỏ để du khách tự chèo thuyền thám hiểm quanh Vịnh, khám phá những điều mới mẻ trên Vịnh. Du lịch văn hóa: dành cho những du khách ham mê văn hóa, có nhiều thời gian để tham quan tìm hiểu về những giá trị khảo cổ hay phi vật thể trên Vịnh hạ Long.
Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long: du khách sẽ được đưa đến tham quan những khu vực đảo núi, vụng áng hoang sơ, các vùng biển ngầm quý hiếm trên Vịnh để thưởng ngoạn không khí trong lành cũng như gần gũi với thiên nhiên.
Du lịch nghỉ dưỡng: những đối tượng du khách muốn nghỉ ngơi an dưỡng ở một nơi yên tĩnh và có không khí trong lành dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như Vịnh Hạ Long sẽ giúp cho du khách thư giãn phục hồi lại sức khỏe nhanh chóng.
Các loại hình du lịch tuy được phân chia theo loại hình nhưng tại thời điểm viết luận văn này, chưa thấy có sự phân biệt một cách rõ ràng giữa các chương trình du lịch theo loại hình du lịch như trên đối với khách du lịch và có một số loại hình du lịch chưa được khai thác một cách hợp lý và hiệu quả như: du lịch chèo thuyền phao, du lịch sinh thái…
* Một số tuyến du lịch tiêu biểu trên Vịnh Hạ Long
Các tuyến du lịch dưới đây là những tuyến du lịch phổ biến hay được lựa chọn bởi khách du lịch khi đi thăm Vịnh Hạ Long. [4,Tr42]
Tuyến 1: Cảng tầu – động Thiên Cung – hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh
Hương (Lư Hương) – hòn Trống Mái (4 giờ)
Hành trình 4 tiếng đồng hồ xuất phát từ cảng tầu du lịch theo hướng Tây nam qua đảo Rều, Tuần Châu khoảng 30 phút, tầu đến đảo Đầu Gỗ, ở đây du khách lên thăm động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ khoảng 1 tiếng rưỡi. Du khách xuống tầu tiếp tục di chuyển qua hòn Con chó, rồi qua Đỉnh Hương, thăm thú các bè của cư dân xung quanh, đi tiếp đến hòn Trống Mái và quay trở về cảng tầu.
Hành trình này dành cho những khách không có nhiều thời gian tham quan trên Vịnh và vẫn có mong muốn được ngắm nhìn Vịnh Hạ Long. Chủ yếu là khách nước ngoài đi trong ngày từ Hà Nội xuống Hạ Long.
Tuyến 2: Cảng tầu – động Mê Cung – hang Sửng Sốt – hang Bồ Nâu –
đảo Ti Tốp (7 giờ)
Xuất phát từ cảng tầu du lịch đi thẳng đến động Mê Cung, du khách vào tham quan động hết khoảng 30 phút, tiếp đến đi thăm hang Bồ Nâu gần kề khoảng 15 phút tầu chạy, rời hang Bồ Nâu du khách tiếp tục đi đến hang
Sửng Sốt, một hang rộng và đẹp nhất Vịnh Hạ Long. Từ nơi đó, tầu lại đưa du khách sang đảo Ti Tốp, du khách dừng ở đây tham quan tắm biển khoảng 1 giờ rồi lên tầu quay trở về cảng tầu, trên đường về du khách còn được tham quan rất nhiều đảo đá đẹp. Đối với hành trình này, phù hợp với những khách du lịch Việt Nam đi theo đoàn vào các dịp hè.
Tuyến 3: Cảng tầu – động Thiên Cung – hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh Hƣơng – hòn Trống Mái – động Mê Cung – hang Sửng Sốt – đảo Ti Tốp – hang Bồ Nâu – hang Luồn (10 giờ)
Tương tự như hành trình đến hòn Trống Mái như trên, sau đó khách sẽ đi đến đảo Ti Tốp, khách ở đây 1 tiếng rồi rời đảo để đến động Mê Cung, sau đó đi vòng lên hang Sửng Sốt (ở cùng hòn đảo với động Mê Cung). Lên thăm hang khoảng 45 phút, tiếp tục hành trình du khách sẽ đi qua hang Bồ Nâu và sang hang Luồn, thuyền nhỏ của Ban Quản lý Vịnh sẽ đưa khách vào thăm hang, chi phí đã được tính trong vé tham quan. Lên tầu qua các hòn đảo đẹp để quay trở về cảng tầu.
Tuyến 4: Cảng tầu – vịnh Bái Tử Long – động Tam Cung – hang Sửng
Sốt – đảo Ti Tốp (8 giờ)
Từ cảng tầu du khách sẽ đưa qua các khu: công viên Hoàng Gia, bãi biển Bãi Cháy, Hòn Gai và núi Bài Thơ, vụng Oản. Sau đó đi vào vùng vịnh Bái Tử Long, đi tiếp là đến động Tam Cung, trên đường đi tham quan nhiều đảo đá đẹp rồi tới đảo Ti Tốp, tiếp tục hành trình giống như trên.
2.2.4 Thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long động du lịch trên Vịnh Hạ Long
- Trung tâm thông tin cảng
Nằm ngay trong khuôn viên của cảng tầu Bãi Cháy là một trung tâm thông tin của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và một phòng điều hành tầu ra, vào bến. Trung tâm thông tin này được xây dựng nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu về thông tin trên Vịnh Hạ Long dành cho khách du lịch có