Thực trạng nguồn nhân lực trên các hang, động, đảo và trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Trang 77)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.6. Thực trạng nguồn nhân lực trên các hang, động, đảo và trên

Vịnh Hạ Long

Nhân viên phục vụ trên các hang, động, đảo:

Ban Quản lý Vịnh là cơ quan quản lý về việc phân bổ và sắp xếp nguồn nhân lực phục vụ trên Vịnh. Theo danh sách cán bộ nhân viên, công chức của tỉnh Quảng Ninh năm 2008 thì nhân viên trực tiếp phục vụ trong du lịch được phân loại như bảng dưới đây.

Bảng 2.8. Phân loại nhân viên phục vụ trên Vịnh

Chức danh Số lƣợng

(ngƣời) Trình độ Nơi làm việc

Hướng dẫn viên 48 Đại học

Trung cấp

Tại văn phòng Các hang, động

Nhân viên lái tầu 31 Đại học

Trung cấp

Tại các tầu thuộc quản lý của Ban Quản lý Nhân viên soát vé 25 Đại học Tại cầu cảng và các hang, động

Nhân viên bảo vệ 29 Dưới PTTH

PTTH

Tại cầu cảng các hang động, đảo và văn phòng.

Nhân viên phục vụ 8 Dưới PTTH

PTTH

Tại các hang đông, văn phòng

Nhân viên kỹ thuật 8

Trung cấp Cao đẳng

Đại học

Tại các phương tiện vận chuyển, các hang động

(Nguồn: Danh sách cán bộ công chức, viên chức; Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, năm 2008)

Theo danh sách nhân viên trên có thể thấy rằng số lượng hướng dẫn viên phục vụ trên các hang, động đảo chiếm một số lượng khá đông đảo

40% (48 trên tổng số 149 nhân viên). Đa số các hướng dẫn viên đều có trình độ tương đối cao là Đại học (39/48), còn lại một số ít là có trình độ Trung cấp và thường là hướng dẫn viên tiếng Trung được đặc cách (9/48).

Ngoài ra, các nhân viên như soát vé, lái tầu là những người cần có chuyên môn cao nên cũng có trình độ tương đương với hướng dẫn viên là trình độ Đại học.

Các nhân viên còn lại như: nhân viên kỹ thuật máy, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ không đòi hỏi cao về trình độ nên trình độ chung chỉ là Phổ thông trung học hoặc Trung cấp, Cao đẳng.

Trình độ của nhân viên phục vụ phản ánh các nhân viên có nền tảng chuyên môn cũng như kiến thức tương đối khá.

Ban Quản lý cũng thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện dành cho các nhân viên phục vụ trên hang, động, đảo nhưng chủ yếu về vấn đề tôn tạo và bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, về nghiệp vụ du lịch chỉ có Sở du lịch Quảng Ninh kết hợp với các trường Cao đẳng tại tỉnh tổ chức các khóa học cấp chứng chỉ nghiệp vụ.

Những khóa học này chỉ cung cấp những kiến thức tổng quát và chung nhất về dịch vụ du lịch trên Vịnh, ngoài ra vẫn chưa có những tiêu chuẩn nghề bắt buộc, hay quy trình thực hiện chi tiết về nghiệp vụ phục vụ trên Vịnh. Đây là hạn chế của nguồn nhân lực phục vụ trên Vịnh nhằm đảm bảo các dịch vụ đưa ra là hoàn hảo và làm hài lòng du khách.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư

Về vấn đề dân cư sinh sống và tham gia kinh doanh trên Vịnh. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2008 của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long hiện nay tổng số hộ dân đăng ký tạm trú trên Vịnh là 595 hộ, với 2.168 nhân khẩu, 595 nhà bè.

Các nhà bè được quản lý bởi Ban Quản lý Vịnh Hạ Long về chất lượng nhà bè và nơi neo đậu, các bè không được neo đậu hoặc di chuyển một cách tự do, đội quản lý về xử phạt các trường hợp vi phạm hành chính

trên Vịnh sẽ thực hiện các biện pháp và hình thức xử phạt để quản lý số hộ nhà bè đang sinh sống trên Vịnh.

Các nhà bè còn có cơ sở nuôi cá trên các bè nổi nhằm phục vụ cho nhu cầu về hải sản của khách du lịch và của người dân thành phố. Ban Quản lý chỉ quản lý về hình thức và phương thức nuôi trồng, tuy nhiên về giá cả là do ngư dân tự quyết định. Nguồn hàng hải sản này đạt chất lượng cao và có giá trị phục vụ đối với khách du lịch. Các khách du lịch chủ yếu từ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có nhu cầu cao hơn về loại dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)