Những mặt làm đƣợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Trang 79)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Những mặt làm đƣợc

Thông qua các điều tra về thực trạng cung ứng các dịch vụ và điều kiện của các trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật có thể nhận thấy du lịch trên Vịnh Hạ Long đã có những bước phát triển rất nhanh so với những năm trước đây.

Tổng số lượng khách du lịch đến thăm Vịnh Hạ Long tăng mạnh hàng năm. Tổng lượng khách đến Hạ Long năm 2007 là 1.306.919 so với năm 2003 là 594.095 (tăng lên 220%). Doanh thu từ việc bán vé năm 2003 đạt 28,106 tỉ đồng Việt Nam, năm 2007 đạt 51,736 tỉ đồng (tăng gần gấp đôi so với năm 2003). Có thể thấy rằng công tác tuyên truyền của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh đã mang lại kết quả rõ rệt.

Việc mở rộng tuyên truyền quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra thế giới (một ví dụ cụ thể là trên kênh truyền hình CNN) và các biện pháp quảng bá của Tỉnh Quảng Ninh sang thị trường Trung Quốc là những hoạt động có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của du lịch Hạ Long.

Về phương tiện vận chuyển, vì lượng khách ngày càng nhiều hơn do vậy nhu cầu về phương tiện vận chuyển cũng tăng theo. Số lượng tầu đóng

mới hiện nay đã có 396 tầu, tăng so với 309 tầu năm 2003. Trong đó số lượng tầu có buồng ngủ cũng tăng mạnh từ 38 tầu năm 2003 đến 101 tầu năm 2008, tăng mạnh hơn so với tầu du lịch theo tiếng do nhu cầu sở thích của khách du lịch có xu hướng thích đi du lịch qua đêm trên Vịnh Hạ Long. Các tầu đóng mới thường có chất lượng tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Số lượng tầu càng nhiều, thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau cũng sẽ cao hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải làm mới các trang thiết bị phục vụ và nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm thu hút được sự tin tưởng và lợi nhuận cao hơn từ khách du lịch.

Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch trên Vịnh: đối với các nhân viên phục vụ trên các hang đảo, số lượng nhân viên có trình độ Đại học chiếm 32.21% (theo bảng 2.8). Điều đó chứng tỏ sự chú trọng đến nguồn nhân lực có trình độ cao của Ban Quản lý Vịnh. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn cần có các chương trình đào tạo bổ sung thêm các kỹ năng phục vụ nhằm đạt được đúng tiêu chuẩn của thế giới. Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp làm du lịch và cung ứng du lịch phục vụ trên Vịnh cũng tăng đáng kể từ năm 2003 là 7.426 lên đến gần 11.000 năm 2008.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho du lịch đã và đang được nâng cấp, sửa chữa. Trong chương trình hoạt động của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long vấn đề đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tằng phục vụ du lịch trên Vịnh được quan tâm thích đáng.

Vịnh Hạ Long đang giữ vững vị trí trọng điểm trong khu vực du lịch miền Bắc, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch và đạt được các kết quả đáng khích lệ. Có được điều này là do có sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và các ban ngành, đoàn thể liên quan đóng góp vào sự phát triển không ngừng của Vịnh Hạ Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)