Quan điểm phát triển du lịch của Nhà nƣớc đối với Vịnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Trang 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1Quan điểm phát triển du lịch của Nhà nƣớc đối với Vịnh

3.1 Quan điểm của Nhà nƣớc và tỉnh Quảng Ninh về tổ chức khai thác Vịnh Hạ Long. chức khai thác Vịnh Hạ Long.

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch của Nhà nƣớc đối với Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long

Chính sách và định hướng phát triển du lịch của Nhà nước.

Những năm gần đây Nhà nước ta chủ trương phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn bằng các chính sách và kế hoạch hành động cụ thể. Năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” trong đó có các hoạt động cụ thể cho từng lĩnh vực, giai đoạn và vùng, miền. Mục tiêu tổng quát của chiến lược này nhằm “phát triển nhanh và bền vững ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có Du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực”. [24]

Mục tiêu cụ thể là tăng tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân đạt 11 – 11,5%/năm, phấn đấu trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 khách quốc tế vào Việt Nam tăng từ 3 đến 3.5 triệu lượt, khách nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt, thu nhập đạt trên 2 tỷ USD; phấn đấu tới năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt, thu nhập du lịch đạt 4 – 4,5 tỷ USD. [21, Tr 4]

Các chỉ tiêu cụ thể đối với ngành du lịch cần đạt dược cho đến năm 2010 được liệt kê dưới bảng sau.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu du lịch đạt đƣợc cho đến 2010

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

2005 2010

1. Khách du lịch quốc tế đến Triệu lượt 3,0 – 3,5 5,5 – 6,0 2. Khách du lịch nội địa Triệu lượt 15,0 – 16,0 25,0

3. Thu nhập từ du lịch Tỷ USD 2,1 4,0 – 4,5

4. Số phòng khách sạn Phòng 80.000 130.000

5.

Vốn đầu tư toàn ngành Tỷ USD 1,6 2,5

Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Tỷ USD 0,97 1,58 6. Tạo việc làm trực tiếp trong

ngành du lịch Việc làm 220.000 350.000

(Nguồn: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, năm 2001)

Nằm trong “Chiến lược hành động quốc gia về du lịch” Nhà nước đã triển khai các chương trình hành động giai đoạn 2002 – 2005 và hiện nay đang triển khai “Chương trình hành động quốc gia về du lịch” giai đoạn 2006 – 2010.

Giai đoạn 2002 – 2005 đã đạt được những kết quả khả quan và đạt được mục tiêu đề ra theo kế hoạch. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam số lượng khách từ năm 2002 – 2005 thể hiện dưới đây.

Bảng 3.2. Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2002 – 2005

(Đơn vị triệu lượt khách)

Năm 2002 2003 2004 2005

Số lượt khách

quốc tế đến 2628,2 2429,6 2927,8 3467,7

(Nguồn: Trang web của Tổng cục Du lịch Việt Nam, vietnamtourism.gov.vn)

Năm 2007 tổng lượng khách đến Việt Nam là 4,2 triệu lượt khách, theo đường hàng không có 3.261.941 lượt; theo đường biển có 224.389 lượt; theo đường bộ là 685.234 lượt. Năm 2008, sau 10 tháng hoạt động ngành du lịch Việt Nam đã đón tiếp 3,6 triệu lượt khách.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, thu nhập về du lịch của nước ta năm 1990 đạt 1.350 tỉ VN đồng, năm 2006 con số đã lên tới 51.000 tỉ VN đồng và năm 2007 đạt 56.000 tỉ VN đồng. Ngành du lịch cũng là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động nhất, năm 2007 tổng số lao động trong ngành du lịch là 850.000 người trong đó số lao động trực tiếp là 250.000 người và lao động gián tiếp là 600.000 người.

Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010 kế thừa kết quả đạt được của giai đoạn trước đồng thời xác định mục tiêu của giai đoạn này.

Chương trình hành động quốc gia giai đoạn này khẳng định lại vai trò du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, phấn đấu đến 2010 du lịch Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực, đưa du lich Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó, mục tiêu cải tiến chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ du lịch, tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam là một trong những mục tiêu đầu tiên và quan trọng cần phải thực hiện và đạt được. Chính vì vậy, ngoài các nhiệm vụ về tuyên truyền, quảng bá, đổi mới, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, thì tập trung chú trọng hơn nữa vào đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững: chú trọng đến các sản phẩm văn hoá và sinh thái đặc trưng, độc đáo mang bản sắc Việt Nam và có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, tạo các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách. Đây cũng chính là một trong những nội dung cơ bản của chương trình giai đoạn này.

Hoạt động cụ thể của chương trình là xây dựng hệ thống bán hàng lưu niệm tại các điểm, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng bán cho khách du lịch, đa dạng hoá các dịch vụ lưu trú, các tours, tuyến, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch.

Đồng thời đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch. Nhà nước ta cho rằng con người là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát triển du lịch cho nên cần thiết tập trung đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của ngành và hội nhập với quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch, khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, lưu trú. Nội dung của dự án này bao gồm các vấn đề chính là:

Phối hợp liên ngành, đổi mới tăng cường thể chế chính sách

Triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đây là một đề án với sự đầu tư và giúp đỡ của cộng đồng châu Âu.

Theo “Chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010”, Dự án này bao gồm các điểm chính sau:

- Xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đổi mới tăng cường hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch

- Đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch

- Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo du lịch, đào tạo du lịch từ dạy nghề, trung học, cao đẳng đến đại học.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên

- Phổ cập kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị và kinh doanh du lịch

- Tăng cường trình độ ngoại ngữ

- Tổ chức các hội thi tay nghề, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Tiêu chuẩn hóa và bồi dưỡng các chức danh lao động trong ngành du lịch.

- Phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tăng cường giáo dục du lịch toàn dân. [21, tr12 - 20]

Hiện nay trên cả nước số cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch là 70 cơ sở. Trong đó có 20 trường Đại học có khoa du lịch, 20 trường Cao đẳng có khoa du lịch, một trường Cao đẳng du lịch, 22 trường Trung học chuyên nghiệp có bộ môn du lịch, 7 trường trung học du lịch. Hàng năm số lượng sinh viên ra trường vào khoảng 13.000 sinh viên. [36]

Quan điểm của Nhà nước phát triển du lịch Vịnh Hạ Long

Trong quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam cho đến năm 2010, nhà nước chú trọng đầu tư phát triển du lịch vùng Đông Băc Bộ thành trung tâm du lịch của miền Bắc, Vịnh Hạ Long được coi là một trong ba điểm

đến hấp dẫn và quan trọng của địa bàn tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Nhà nước đã xác định du lịch biển vẫn sẽ là một lợi thế cho du lịch Việt Nam. Duy trì các kết quả đạt được và củng cố bằng các chính sách về đầu tư, tuyên truyền quảng bá hình ảnh của đất nước ra toàn thế giới. Hạ Long là một trong những trọng điểm du lịch bên cạnh các địa danh khác như: Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tầu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc.

Nhà nước cũng xác định phát triển các khu du lịch quốc gia. Trong tổng số 28 khu du lịch quốc gia bao gồm 4 khu du lịch tổng hợp, 24 khu du lịch chuyên đề. Trong 4 khu du lịch tổng hợp, Vịnh Hạ Long được định hướng phát triển thành “khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”. [19]

Đối với các đô thị du lịch trong đó có thành phố Hạ Long, chủ trương cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.

Trong dự án kế hoạch tuyên truyền quảng bá, Vịnh Hạ Long được Tổng cục Du lịch lựa chọn là một trong những hình ảnh đại diện cho đất nước trong chương trình quảng cáo phát trên kênh truyền hình CNN của Mỹ. Quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long ra thế giới đồng thời với tuyên truyền bình chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Trang 88)