Nương định canh và làm vườn

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 77)

- 6419681990 19902000 2000 t ớ i nay

3.3.3. Nương định canh và làm vườn

Nương định canh: Ngoài việc ra sức thiết lập hệ thống ruộng nước, Ban lãnh đạo ĐCĐC cũng khuyến khích đồng bào xây dựng hệ thống nương định canh và thâm canh. Trong giai đoạn đầu ĐCĐC sản xuất lương thực ở miền núi được đặc biệt coi trọng, thâm canh lúa chủ yếu dựa vào ruộng, còn hoa màu dựa vào nương. Đến năm 1970, nhiều hợp tác xã đã chuyển 80-90% nương có độ dốc cao xuống định canh trên bãi bằng, phát triển cây công nghiệp và HTX nào cũng có những đám nương đã định canh, có HTX nương định canh chiếm tới 40, 50% diện tích nương (Bùi Quang Toản, 1972)….

Tuy nhiên, công tác nghiên cứu. thí nghiệm .thực nghiệm và tạo điển hình , hoàn thiện những qui trình kĩ thuật cho nương định canh và cụ thể cho từng biện pháp canh tác, từng cây trồng và từng vùng chưa kịp thời và chưa đầy đủ, do đó mà năng suất cây trồng trên nương không cao và không ổn định. Trong khi đó trong

- 76 -

quần chúng nhân dân có rất nhiều kinh nghiệm quí báu về canh tác trên nương , nhưng cũng chưa được tổng kết đầy đủ, chưa có hệ thống và bổ sung, nâng cao thêm.

Việc xác định phương hướng sản xuất của HTX về nương rẫy đôi khi chưa ăn khớp với tình hình thực tếđịa phương và yêu cầu chung của Nhà nước, thể hiện qua việc giao chỉ tiêu kế hoạch. Ví dụ: làm nương cây công nghiệp bông, chè, trẩu…khó hơn là lúa và ngô nên phần nhiều thích làm nương cây lương thực hay cây thực phẩm. Mặt khác việc hướng dẫn và qui định cụ thể cho các chỉ tiêu kế hoạch phân bổ cây trồng có khi cũng chưa cụ thế, ví dụ…giao gieo số giống phải gieo: HTX này 600kg giống lúa, 750kg giống ngô,v..v.. không có qui định rõ cây trồng nào, loại nương nào bao nhiêu.

Có một thực tế là các HTX ở miền núi, phần lớn đều có một phần nương và một phần ruộng. Ở những nơi này thường hay có tư tưởng “một chân trên nương, một chân dưới ruộng”. Năm nào làm nương dễ thì dồn lên nương, năm nào thấy làm nương khó khăn lại dồn xuống ruộng. Hoặc giả cố gắng cả “hai vai” để rồi “mất bát nọ còn có bát kia”. (Bùi Quang Toản, 1970). Tuy nhiên công tác này cũng đã đưa lại những kết quả nhất định. Chẳng hạn như người Hmông vùng cao các tỉnh Lào Cai, Yên Báo, đến năm 1968 đã tạo ra được 2754,5 ha ruộng bậc thang và nương định canh. Ở xã Lũng Táo (Đồng Văn, Hà Giang), người Hmông cùng với người Lô Lô sau 15 năm (1968 – 1982) đã tạo được gần 100 ha nương xếp đá, cộng với diện tích đã có từ trước đưa tổng số diện tích canh tác lên 412 ha trồng ngô, 12,5 ha lúa cạn. Trước đây đồng bào thường gánh đất lên đổ vào các hốc đá, sau này dựa vào nguyên tắc giữđất và lực lượng lao động tập thể, bà con đã đập đá (vôi) xếp thành bờ ngăn đất ở những địa hình thích hợp. Họ không gánh đất nữa mà lợi dụng mưa trôi qua một vài vụ, đất đóng lại thành từng đám là thành nương xếp đá. (Hoàng Hữu Bình, 1998)

- 77 -

Kinh tế vườn:Giao đất cho các hộ phát triển kinh tế vườn và làm nhà trên mảnh vườn đó là một trong các nội dung của việc thực hiện cuộc cách mạng quan hệ sản xuất ở miền núi phía Bắc. Kinh tế vườn tuy chỉ là bộ phận bổ sung nhưng được xác định là có vai trò quyết định đối với việc ĐCĐC, đưa lại những biến đổi sâu sắc của các dân tộc (PTT.2467.3).

Nghề làm vườn của các dân tộc được chú ý phát triển. Một số dân tộc vùng thấp Đông Bắc, Việt Bắc, vườn được đa canh hoặc chuyên canh nhiều loại rau quả rất phong phú. Các dân tộc vùng cao, ngoài rau, đậu thực phẩm, vườn tược chủ yếu còn được trồng cây ăn quả ôn đới như lê, táo, mận, đào…Tuy nhiên, vườn của người Thái và các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me vùng núi phía Bắc còn kém phát triển .

3.3.4. Chăn nuôi

Miền núi phía Bắc nhìn chung có các điều kiện tự nhiên cho phép phát triển ngành chăn nuôi một cách toàn diện (Khổng Diễn (cb), 1996: 15). Do đó theo Nghị quyết 38/CP và các chính sách phát triển miền núi trong giai đoạn 1968 – 1990, chăn nuôi được xác định là một trong ba thế mạnh của miền núi cần ưu tiên phát triển. Đi đối với loại hình kinh tế trồng trọt, các loại hình kinh tế truyền thống chăn nuôi cũng được phát huy rõ rệt, chủ yếu các lọai hình kinh tế gia đình với phương thức chăn thả tự nhiên. Trong công cuộc ĐCĐC những năm qua, việc chăn nuôi trâu bò phát triển khá mạnh.

Sau 1986, nhất là sau khoán 10, chăn nuôi trâu, bò, lợn phát triển mạnh vì nó là các loại vật nuôi cần thiết trong sản xuất cũng như đời sống của mỗi gia đình nông dân. Ngựa cũng là loại gia súc lớn được đồng bào các dân tộc phát triển ở nhiều nơi. Nó là phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hóa không thể thiếu được ở vùng này. Ngựa dần dần trở thành hàng hóa trao đổi, mua bán ở nhiều vùng. Các

- 78 -

chợ nổi tiếng mua bán và trao đổi ngựa ở vùng cao miền núi phía Bắc xưa nay như Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai) hay Đồng Văn – Mèo Vạc (Hà Giang)…

Bng 3.3. Phát triển chăn nuôi gia súc ở miền núi phía Bắc từ 1976 – 1990 (đơn vị: 1000 con) 1976 1980 1985 1990 Tăng bình quân hàng năm (%) Trâu Cả nước Miền núi phía Bắc Cả nước Miền núi phía Bắc Ln Cả nước Miền núi phía Bắc 2256,5 784,7 1595,2 174,7 8958,1 1514,4 2313,0 761,2 1664,2 177,0 11807,5 1848,4 2500,9 874,4 2597,6 271,3 12260,5 2064,7 2854,1 1029,3 3120,6 324,0 13891,7 2372,4 1,53 2,48 4,19 4,17 2,70 2,76

Ngun: Số liệu thống kê nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam (1976-1991) các vùng trọng điểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1992. Trích theo (Phạm Văn Vang, 1996)

Có thể thấy về chăn nuôi gia súc lớn, miền núi phía Bắc đã thể hiện được ưu thế của mình và tăng hằng năm xấp xỉ hoặc hơn cả nước. Các loại gia súc nhỏ, chủ yếu là lợn và gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng được chăn nuôi phổ biến khắp mọi vùng, hầu hết các dân tộc. Chăn nuôi lợn thường thấy ở các dân tộc Tày, Mường, Thái thuộc các vùng thung lũng trồng lúa hoặc các dân tộc Hmông, Dao ở các vùng làm nương thâm canh. Còn chăn nuôi gà, vịt thường thấy ở các vùng dân tộc Tày.

- 79 -

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 77)