Các chính sách được đề xuất và ban hành

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 52)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.1.7. Các chính sách được đề xuất và ban hành

Từ 1968 đến nay có khoảng hơn 70 nghị quyết, nghị định, quyết định và thông tư liên bộ qui định và hướng dẫn thực hiện về công tác ĐCĐC, di dân phát triển vùng KTM và phát triển miền núi. Có thể phân loại hệ thống Chính sách này thành chính sách trực tiếp và chính sách gián tiếp. Các chính sách trực tiếp liên quan đến ĐCĐC là các chương trình cụ thể thực hiện phát triển miền núi. Chính sách gián tiếp bao gồm các chính sách khuyến khích sản xuất, nâng cao năng lực cộng đồng lưu thông phân phối, giáo dục, đào tạo, y tế và sức khỏe, tuyên truyền vận động.

- 51 -

Các văn bản có liên quan tới ĐCĐC được lồng ghép trong các văn bản đối với các công tác khác như di dân phát triển vùng KTM, phát triển miền núi, phong trào HTH miền núi, phong trào khai hoang, phong trào xây dựng các nông lâm trường quốc doanh…Mặc dù không đầy đủ nhưng nghiên cứu này cố gắng hệ thống lại các văn bản, từ chính sách đến báo cáo thực hành có liên quan tới công tác ĐCĐC (xem Phụ lục 2).

Có một thực tế là chính sách thì nhiều nhưng hầu như tất cả đều được áp dụng chung cho các vùng, miền thuộc diện ĐCĐC và cố áp dụng các mô hình phát triển ở miền xuôi cho miền núi. Điều này rải rác đã được các nhà chính sách nhận ra. Báo cáo tổng kết công tác ĐCĐC 1968 - 1972 đã chỉ ra rằng trong các tuyên truyền giáo dục vận động ĐCĐC thì: “về hình thc và ni dung chưa tht phù hp tâm tư, đặc đim sinh hot ca mi dân tc” (PTT.1959.1: 2). Điều này cũng diễn ra tương tự trong việc xác định phương hướng phát triển mỗi vùng: “Phương hướng kế hoch sn xut ĐCĐC có nơi chưa tht s dân ch bàn bc, còn gò ép, rp khuôn, máy móc…nên khi t chc thc hin gp khó khăn, lúng túng” (PTT.1959.1:

2). Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra những bất cập trong việc đồng nhất chính sách cho các vùng miền núi, đặc biệt nhà dân tộc học Đặng Nghiêm Vạn trong một nghiên cứu năm 1988 đã nhấn mạnh nét đa dạng của các tộc người của nước ta và chỉ ra rằng việc vận dụng chính sách dân tộc trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đã “không tính thấu đáo đến tính đa dng ca tng min, tng dân tc, do suy nghĩ đơn gin máy móc, thm chí chưa thy cn thiết phi phân bit gia min núi và đồng bng và gia nhng vùng, nhng dân tc ít người khác nhau min núi, nên có nhiu bin pháp được thi hành khp nơi thường thng nht, dn đến tình trng rp khuôn áp đặt, bt chước”. (Đặng Nghiêm Vạn, 1988: 193). Tuy nhiên, những phản ánh đó dường như còn quá mờ nhạt và chưa đủ sức để tác động và thay đổi tư duy cũng như phương thức hành động của các nhà lãnh đạo.

- 52 -

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 52)