1 Trích lời mở đầu Báo cáo tổng kết Hội nghị khoa học xã hội lần thứ I về kinh tế xã hội các tỉnh miền nú
1.2.2. Tập quán canh tác nương rẫy của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Các hình thức canh tác nương rẫy
Canh tác nương rẫy trên đất dốc là truyền thống lâu đời của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Trên thực tế, canh tác nương rẫy được thực hành không hoàn toàn giống nhau ở các tộc người, và mỗi tộc người khác nhau lại có những kinh nghiệm về kĩ thuật canh tác khác nhau. Hình thức canh tác này đã được người dân nơi đây thực hành từ thế hệ này sang thế hệ khác và tích lũy được những kinh nghiệm phong phú. Phương thức canh tác nương rẫy của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam rất đa dạng và động nhưng trên đại thể có thể quy thành hai phương thức canh tác chính:
Canh tác nương rẫy theo lối mở (Pioneer or Progressive shifting cultivation): Người thực hành loại hình này thường khai thác triệt để đất trong một thời gian rồi bỏ đi và không có ý định sẽ quay trở lại canh tác. Đây là lối canh tác chủ yếu của Người Hmông và một số dân tộc khác như Khơ mú, Xinh mun, Mảng, La Chí, Cờ Lao, Cống, Si La… Mỗi lần di chuyển họ phải đi xa từ 70 – 80 km, thậm chí đi sang tỉnh khác để có rừng canh tác
Canh tác nương rẫy quay vòng (Rational shifting cultivation): đây là kiểu canh tác luân phiên các thửa nên có thể du canh mà không dẫn đến du cư. Người nông dân sẽ tiến hành trồng trọt trong khoảng thời gian ngắn rồi bỏ hóa 10-20 năm, sau đó quay trở lại tiếp tục canh tác, và cứ tiếp tục như thế. Hầu hết các dân tộc còn lại thực hành loại hình này.
Mẫu số chung của hai phương thức này là nguyên tắc bỏ hóa và đó là đặc điểm của tập quán truyền thống về sử dụng đất tự nhiên (Lê Sĩ Giáo, 2000: 331). Chu kì canh tác cũng diễn ra không giống nhau ở các tộc người mà được cư dân miền núi định lượng được qua trực quan của mình. Chẳng hạn, người Thái và người Khơ Mú ở Tây Bắc chỉ canh tác tối đa ba vụ liên tục trên một mảnh nương, điều này thể hiện trong ngôn ngữ của họ là chỉ tồn tại ba từ, ba khái niệm để chỉ ba vụ nương đó nếu làm vụ thứ tư trở đi thì chỉ có tên gọi chung là nương (Lê Sĩ Giáo, 2000: 330).
Tuy nhiên nhiều cộng đồng người Hmong, Dao có nơi ở ổn định và làm ruộng bậc thang hay canh tác lúa nước từ lâu trước khi có cuộc vận động ĐCĐC của Nhà nước. Chẳng hạn như người Dao ở Viễn Sơn, Đại Sơn (Văn Yên, Hoàng Liên Sơn) đã định cư lâu đời và có tập quán trồng quế từ lâu đời; người Hmông ở một số nơi ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn cũng đã có một bộ phận nhỏ ở vùng thấp và sống xen kẽ với người Kinh, Dao, đã định cư trồng lúa nương và cây dược liệu. Họ ĐCĐC trên cơ sở có điều kiện sống thuận lợi. Theo Lê Sĩ Giáo thì
“Trên thực tế, một nhóm dân tộc thiểu số có hay không canh tác luân canh được quyết định bởi yếu tố sẵn có của đất đai hơn là tên gọi của nhóm dân tộc thiểu số đó” (2000: 330).
Các loại hình nương rẫy
Có nhiều cách phận loại nương rẫy khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Dựa trên thời gian canh tác và loại cây trồng, có thể chia thành ba loại nương rẫy khác nhau:
- Nương rẫy du canh trồng cây hàng năm
Loại hình nương rẫy này tồn tại ở các vùng thấp, vùng giữa và vùng cao, trên tất cả các loại đất hình thành trên đá vôi, phiến thạch, sa thạch và trên Grannit…. Cây trồng phổ biến là các loại cây lương thực như: lúa nương, ngô nương, sắn, đậu tương, khoai sọ, khoai lang, ý dĩ, rong giềng, bí đỏ, bí xanh. Cũng có một số loại
cây công nghiệp ngắn ngày như bông, lanh, đây, gai…và cây làm thuốc được trồng ở loại nương này. Tùy theo đặc trưng mỗi vùng mà người dân có kinh nghiệm và tập quán phối hợp các loại cây với nhau hoặc trồng hay không trồng loại cây nào (chẳng hạn nương rẫy vùng cao thường không trồng sắn, nương rẫy vùng thấp thường không trồng ý dĩ). Về kĩ thuật canh tác cũng có một vài điểm khác nhau giữa các nương ở độ cao khác nhau. Nương rẫy ở vùng thấp và vùng giữa thường không cầy cuốc gieo theo lối “chọc lỗ bỏ hạt”, còn nương rẫy vùng cao lại được cày cuốc (Bùi Quang Toản, 1991: 85). Nương rẫy nói chung không bón phân, chưa tổ chức tốt các công trình, các biện pháp chống xói mòn bảo vệđất.
- Nương rẫy định canh trồng cây hàng năm.
Loại hình nương rẫy này thường không nhiều, thường chỉ xuất hiện ở những điều kiện đặc biệt, như: không xa bản, nơi đất tốt, ít dốc, chung quanh còn rừng hoặc ở các bậc thềm chân núi, thềm sông suối, các sườn núi đá và có nhiều hốc. Nương rẫy được cơ giới hóa đồng bộ hoặc từng phần qui trình sản xuất, được áp dụng các biện pháp bảo vệđất, chống xói mòn như trồng cây thành hàng, thành vạt theo đường đồng mức, có làm luống, xẻ rãnh theo đường đồng mức, có trồng xen, trồng gối, có bón phân và đôi khi cũng tiến hành luân canh hàng năm hoặc nhiều năm.
- Nương rẫy định canh trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, ăn quả, lấy gỗ và đồng cỏ thâm canh)
Loại hình này chủ yếu bao gồm các đồi cây công nghiệp: chè, sơn, trẩu, cà phê, dâu tằm; hay các đồi cây ăn quả (dưa, cam, chanh, chuối, mận…)của các nông trường quốc doanh hay các HTX. Cũng có một vài hộ nông dân xây dựng được những khu nương định canh lâu năm với diện tích khá lớn được gọi là “vườn rừng” (vì có xen cây công nghiệp với cây lấy gỗ). Kĩ thuật canh tác ở loại nương này khá hợp lí, áp dụng các biện pháp chống xói mòn, xây dựng các công trình đồng ruộng như: nương bậc thang, đào mương, đắp bờ, đào hố vẩy cá…
1.3. Thực trạng du canh du cư và bước đầu thực hiện định canh định cư ở
miền núi phía Bắc trước 1968.
Ngay sau khi thoát khỏi chế độ thực dân Pháp (1954), miền Bắc hân hoan bước vào khôi phục và phát triển nền kinh tế - xã hội với một khí thế cách mạng lớn lao. Miền núi là nơi để các nhà lãnh đạo hi vọng tìm kiếm nguồn lực để thực hiện công cuộc vĩ đại đó, bởi Khả năng kinh tế miền rừng núi thật là vô cùng to lớn…nguồn động lực thủy điện dồi dào, nhiều đất đai màu mỡ để phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp..., nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống cho
địa phương và cả miền xuôi (PTT, 1282, 1: 1). Những người dân sống trong núi rừng bao đời nay bắt đầu được “để ý”, bởi họ đang hàng ngày lãng phí tài nguyên quốc gia. Chương trình ĐCĐC được bắt đầu từ cái nhìn đầy định kiến đối với DCDC và mang đầy những tham vọng lớn lao của Nhà nước Việt Nam
Tình hình DCDC của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc dù đã tồn tại từ bao thế kỉ nay nhưng đã trở nên đáng lo ngại cho Nhà nước Việt Nam từ sau khi kết thúc chiến tranh chống Pháp (1954), vì đây là lúc Chính phủ bắt tay vào công cuộc khôi phục đất nước và xây dựng chếđộ XHCN với một khí thế cách mạng sục sôi chưa từng có. Các địa phương đã bắt đầu có các báo cáo thống kê số người DCDC. Đến năm 1965 toàn khu tự trị Việt Bắc còn khoảng 8600 hộ trên 5 vạn nhân khẩu còn DCDC. Ngoài ra, nhiều nơi tuy đã ĐCĐC từ lâu nhưng vẫn còn đốt rừng làm rẫy du canh một phần, diện tích nương rẫy có xu hướng ngày càng mở rộng.
Theo báo cáo của các tỉnh, thực trạng DCDC trên các vùng núi cao miền núi phía Bắc trước 1968 rất đáng lo ngại. Thanh Hóa là nơi có nhiều người DCDC nhất (159 850 người), tiếp đến là Nghệ An (80 000 người) và Lào Cai (66 800 người). Hà Bắc (600 người) và Hà Tây (420 người) được xem là hai tỉnh có miền núi có số lượng người DCDC ít nhất ở miền Bắc.
Bảng 1.3: Số người DCDC tại các tỉnh miền núi phía Bắc trước 1968 Tỉnh Sốđồng bào DCDC (người) Thanh Hóa 159 850 Nghệ An 80 000 Lào Cai 66 800 Lai Châu 50 000 Nghĩa Lộ 50 000 Các tỉnh khác 5 000 đến 20 000 Hà Tây 600 Hà Bắc 420
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác vận động ĐCĐC (PTT.1482.17: 1)
Theo báo cáo của các tỉnh miền núi thì sản xuất ở vùng cao chưa thật ổn định mà tài nguyên phong phú của miền núi về nghề rừng thì ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng, gây nên xói mòn, lũ, lụt, hạn, ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp ở các miền núi và đồng bằng. Tình hình DCDC kéo dài ở vùng cao đang trở ngại cho sự phát triển kinh tế văn hóa của miền núi và không thực hiện đầy đủ được chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ. Nếu không ĐCĐC thì không thể nâng cao được mức sống của đồng bào các dân tộc ít người và không thể đưa vùng cao tiến lên CNXH được. Vì thế công tác ĐCĐC cần được đẩy mạnh hơn nữa với những chính sách và biện pháp chính thức, cụ thể.
Hộp 1.1. Thực trạng đời sống người dân DCDC và mong muốn thực hiện ĐCĐC qua báo cáo của lãnh đạo địa phương
thuộc 3 huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Võ Nhai…Dưới chế độ đế quốc và phong kiến ông cha chúng tôi đã sống một cuộc đời nay đây mai đó, không nhà cửa ruộng vườn…Nhìn lại những ngày ở núi....cuộc sống của chúng tôi vẫn chỉ là những túp lều xiêu vẹo, không đủ no, thiếu quần áo mặc, ...mua hạt muối phải
đi bộ 2,3 ngày đường, tháng ngày sống trèo leo trên mỏm đá...mùa đông dài đằng đẵng, rét cắt da cắt thịt, không có một đôi dép, cái áo bông...chỉ còn biết đốt củi suốt mùa đông. ...nói chi đến chuyện ăn ngon mặc đẹp, đi học đi
họp...hậu quả của nghìn năm đô hộ của bọn phong kiến đế quốc và hậu quả
của việc DCDC là như vậy đó. Chúng tôi muốn được sống ĐCĐC...phải có
ruộng có trâu, phải đi vào làm ăn tập thể, để: con người được bảo đảm cuộc sống được ấm no hạnh phúc…
Nguồn: (PPT.1482.11: 1-2)
Về phạm vi du canh thì trước 1968, đồng bào các dân tộc thiểu số chỉ di chuyển trong địa bàn hẹp, chủ yếu từ bản này sang bản khác trong nội bộ một xã hoặc từ xã này sang xã khác trong nội bộ huyện (bắt đầu vào năm 1980, DCDC diễn ra trên địa bàn rộng hơn như di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác) (Khổng Diễn, 1995: 178-198; Đặng Nguyên Anh, 2006).
- 35 -