DCDC hạn chế giáo dục và phát triển xã hộ

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 44)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.1.3. DCDC hạn chế giáo dục và phát triển xã hộ

Các nhà chính sách cho rằng cuộc sống du canh du cư không tạo điều kiện cho trẻ em đến trường và học hành đầy đủ, dẫn đến trình độ dân trí, văn hóa của các cư dân này thấp kém và lạc hậu. Trẻ em phải di chuyển theo gia đình, tham gia lao động cùng bố mẹ trên rẫy hoặc đi kiếm nhặt trong rừng. Do đó, tình trạng thất học và mù chữ là phổ biến trong xã hội du canh. Mặt khác, cuộc sống biệt lập và luôn phải di chuyển trong rừng núi làm cho sự cách biệt của cộng đồng với xã hội bên ngoài gia tăng. Điều đó dẫn tới việc họ hầu như không quan tâm đến những biến động của quốc gia-dân tộc và đứng ngoài sự phát triển chung của cả nước. Đây thực sự là điều lo ngại cho chính phủ trước thời cuộc mới. Công cuộc xây dựng CNXH cần tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị đi lên.

Các nhà lãnh đạo Nhà nước luôn nhận thức được rằng, miền núi là nơi giữ một vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng. Đồng bào thiểu số du canh du cư tập trung chủ yếu tại vùng biên giới, vùng núi cao là những địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh. Cho nên, thực hiện ĐCĐC để tạo lập cuộc sống ổn định cho người dân là vấn đề quan trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nhằm tăng cường phòng thủ đất nước Tai hại ca tp quán DCDC không ch

trc tiếp nh hưởng đến tình hình kinh tế, chính tr ca min núi mà còn nh hưởng sâu xa đến tình hình và tương li chung ca c nước (PPT.1482.17: 1)

Từ kết quả điều tra tổng kết các phương thức canh tác trên nương rẫy Tây Bắc (1960 – 1990), Bùi Quang Toản đã xây dựng mô hình các “pha”. Theo Bùi Quang Toản thì phương thức canh tác của người dân miền núi vùng Tây Bắc đi từ

- 43 -

du canh đơn giản (pha 1: chọc lỗ bỏ hạt đến pha 4: định cư, bà con ổn định được sản xuất và đời sống, bước đầu đi vào thâm canh bảo vệ cải tạo và sử dụng đất nương rẫy, xây dựng cuộc sống ấm no của dân tộc và bản làng. Và ông cho rằng, mỗi pha thay đổi phương thức canh tác trên nương rẫy đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường. Sự chuyển đổi từ DCDC sang ĐCĐC hay sự chuyển pha đánh dấu một bước phát triển tiến bộ xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc (Bùi Quang Toản, 1991: 87)

Có vẻ như đã có một sự nhất quán hoàn hảo về cách nhìn nhận đối với DCDC lúc bấy giờ của các nhà lãnh đạo và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Mặc dù trong những thập kỉ của chế độ thực dân Pháp, đã có nhiều nghiên cứu bảo vệ cho nông nghiệp nương rẫy1. Và có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có cái nhìn công bằng hơn đối với nền nông nghiệp nương rẫy. Harold C Conklin, (1961) trong công trình nghiên cứu về nương rẫy ở Philippin,i đã xác nhận rằng, một cách tiếp cận khác đối với nương rẫy là cần thiết. Trong một nghiên cứu rất nổi tiếng, Grant Evans cho rằng “Canh tác nương ry đã được rt nhiu cng đồng văn hóa khác nhau thc hin t rt lâu, và vì vy trên quan đim lch s không nên coi đó là hình thc canh tác thô sơ và lc hu, mà nên coi đó là hành động khôn ngoan, rt phù hp vi vn đề làm sao để duy trì vic canh tác được bn vng trên nhng lp đất rng kém màu m. (Grant Evans cb, 2001: 204-205). Một nghiên cứu khác khi so sánh biến đổi trên không ảnh chụp vùng cao Campuchia giữa năm 1952-53 và ngày nay, có thể cho thấy nơi nào làm nương rẫy thì độ che phủ của rừng được duy trì, dù người ta có thể quan sát thấy sự suy thoái về chất lượng rừng ở vài nơi, còn ở những nơi cây lưu niên được trồng trọt thì rừng biến mất hẳn (Jefferson Fox, 2002).

Nhưng những “tiếng nói không được lắng nghe” đó dường như quá nhỏ

1

- 44 -

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)