BAN CHỈ ĐẠO ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ TRUNG ƯƠNG Nguồn: PTT.1531

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 38)

- 37 -

Tiu kết chương 1.

Miền núi phía Bắc với những đặc tính tự nhiên như một môi sinh cho các tộc người thiểu số có truyền thống canh tác nương rẫy du canh từ bao đời nay. Sự phức tạp và phân hóa của địa hình và như khí hậu nơi đây dẫn đến sự phong phú và đa dạng trong hình thức canh tác nương rẫy và các kĩ thuật canh tác trên đất dốc của các nhóm dân tộc thiểu số. Có một thực tế là các nhóm cư dân ở đây đã sinh sống và làm ăn từ bao đời trên những mảnh đất của núi rừng. Rõ ràng, họđã phải tích lũy được những kinh nghiệm, tri thức để có thể tồn tại từđời này sang đời khác và sản sinh ra những giá trị văn hóa thể hiện các đặc tính dân tộc mà ngày nay người ta vẫn thường ngợi ca. Tuy nhiên, địa bàn mà họ cư trú lại là nơi được xác định là có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước, đặc biệt trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Mĩ từ sau 1954. Miền núi phía Bắc với nguồn tài nguyên dồi dào về đất, rừng, khoáng sản…hơn bao giờ hết cần được tổ chức khai thác phục vụ cả nước. Những mảng rừng bị cư dân miền núi ngày ngày đốt làm nương làm cho các nhà lãnh đạo không thể khoanh tay đứng nhìn; thực trạng đời sống nghèo nàn, lạc hu của các dân tộc thiểu số nơi đây càng làm họ không thể yên lòng. Khát vọng làm cho mọi người dân từ miền xuôi đến miền ngược đều được ấm no hạnh phúc, tiên tiến theo con đường CNXH đã thôi thúc các nhà lãnh đạo vạch ra các chương trình phát triển: đưa dân từ đồng bằng lên miền núi để khai hoang ruộng đất, xây dựng vùng KTM; tiến hành ĐCĐC các dân tộc còn thực hành DCDC…Những người con của núi rừng không được phép tự do di chuyển như trước, rừng núi không còn là sở hữu của cộng đồng họ như luật tục cha ông…Một cuộc đổi thay thực sự trong mọi mặt đời sống đang thách thức những người dân nơi đây. Họ sẽ phải đối mặt với việc chuyển từ canh tác trên đất dốc xuống làm ruộng nước, làm thủy lợi như thế nào? Xây dựng bản làng mới ra sao?...Liệu sự đổi thay này có đưa lại cho họ tương lai tươi đẹp như mong đợi của các nhà lãnh đạo?. Chương tiếp theo sẽ phần nào làm rõ vấn đề này.

- 38 -

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)