Khái niệm về DCDC

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 27)

1 Trích lời mở đầu Báo cáo tổng kết Hội nghị khoa học xã hội lần thứ I về kinh tế xã hội các tỉnh miền nú

1.2.1. Khái niệm về DCDC

Du canh

Du canh là thuật ngữ thường được dùng để chỉ phương thức canh tác nương rẫy du canh, để ch nhng mnh đất trng do cht cây, đốt rng mà có, không s

dng vĩnh vin, không liên tc, có thi gian b hóa (Đặng Nghiêm Vạn, 1975: 8). Loại hình nông nghiệp này được thực hành rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xuất hiện từ thời kì Đá mới, khoảng 8000 – 10000 năm trước đây và vẫn được thực hành rộng rãi cho đến nay. Hiện nay có khoảng 3000 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau trên thế giới thực hành nông nghiệp du canh (Tran Duc Vien & Collaborators, 2007: 22). Mặc dù có nhiều kiểu thực hành nhưng canh tác nương rẫy thường theo công thức: làm sạch – đốt – gieo trồng – làm cỏ và bảo vệ - thu

1

Năm 1990, Bộ Lâm Nghiệp xác định có 81 xã , 2 huyện thuộc diện ĐCĐC không thuộc vùng cao; 179 xã, 13 huyện có vùng cao không thuộc diện ĐCĐC (BLN.742.1)

hoạch – bỏ hóa. Chu trình canh tác được lặp lại sau một thời gian bỏ hóa nhất định. Thời gian đó phụ thuộc vào truyền thống canh tác và các điều kiện kinh tế xã hội khác mà có thể ngắn dài khác nhau và thời gian bỏ hóa là yếu tố quan trọng quyết định năng suất vụ mùa của chu kì tiếp theo. Theo Jefferson Fox, thời gian bỏ hóa có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc tái sinh của rừng với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của các hệ thực vật. (Fox, Jefferson. M, 2000) (xem Hình 1,2).

Mỗi tộc người có một cách gọi khác nhau đối với loại hình nông nghiệp này. Trong nghiên cứu về hình thức canh tác nương rẫy, Codominas đã chỉ ra rằng Những người Đông Dương nguyên thủy nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me dùng chữ

Miir để chỉ khái niệm rẫy của người Việt (Codominas, 1996: 203); người Thái gọi

là hy, người Khơ mú gọi là hrế vv… Người Hán trước đây khi tiếp xúc với các cư dân làm nương rẫy đã gọi lối canh tác này là “Đao canh ho chng” (Đặng Nghiêm Vạn, 1975: 7-21). Trên thế giới, người Lào dùng chữ hay, người Indonexia dùng chữ ladang….Canh tác nương rẫy trong tiếng Anh thường được gọi là Shifting

Cultivation, Swidden hay có tính chất định kiến hơn là Slash and Burn Agriculture

(nông nghiệp phát đốt). Shifting Cultivation là thuật ngữđược UNESCO chính thức dùng để chỉ loại hình nông nghiệp này (Unesco, 1983).

Hình 2: Thời gian bỏ hóa trong canh tác nương rẫy du canh

Ngun: (Fox, Jefferson. M, 2000)

Du canh du cư

DCDC là thuật ngữ thông dụng được sử dụng chính thức bởi các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu Việt Nam, chỉ các nhóm dân tộc thiểu số thực

hành phương thức canh tác quảng canh trên nương rẫy không cố định để trồng các cây lương thực và thực phẩm ngắn ngày, và thường xuyên di chuyển địa bàn cư trú theo nơi sản xuất. Phương thức canh tác này là dựa vào độ phì tự nhiên của đất rừng sau chặt và đốt, sau một vài vụ canh tác, đất bị xói mòn và bạc màu, người nông dân phải bỏ hoá và di chuyển đến những nơi có rừng để tiếp tục chặt đốt để trồng trọt. Địa điểm canh tác do vậy ngày càng xa nơi ở, họ buộc phải di chuyển theo để đến nơi gần địa điểm canh tác. Du cưđược xem như là hệ quả tất yếu của du canh, bởi khi cự li từ nhà ra nương đã quá xa thì phải nhổ bản đi theo. Tuy nhiên, du cư còn được dẫn tới bởi một số các nguyên nhân khác như: mt rng, mt ngun nước, khí hu thay đổi, điu kin sng thay đổi, khó khăn hơn cũng làm cho người ta thy cn phi chuyn đi nơi khác (Bùi Quang Toản, 1991: 81)

Những dân tộc còn thực hành canh tác nương rẫy du canh và du cư (DCDC) là đối tượng chính của cuộc vận động ĐCĐC của Nhà nước Việt Nam.

Du canh định cư

Thuật ngữ DCDC thường dẫn đến sự hiểu nhầm đối với các nhóm dân tộc thiểu số hướng đến như là các nhóm du mục (Normadic) với hình ảnh rong ruổi không ngừng trên các đồng cỏ, và đánh đồng giữa việc du canh là luôn du cư. Trên thực tế, có những tộc người tiến hành canh tác nương rẫy du canh nhưng không du cư.

Định cư du canh là thuật ngữ để chỉ người dân cư trú khá ổn định tại một địa điểm nhưng canh tác không ổn định mà di chuyển đốt rừng làm rẫy trên những mảnh đất khác nhau theo kiểu canh tác nương rẫy. Tuy nhiên ranh giới giữa Du canh định cư và Du canh du cư rất mong manh vì khi nơi canh tác không ổn định, rất dễ dẫn tới nơi ở cũng không ổn định theo vì khi người dân phải di chuyển quá xa để canh tác và khi đã quá xa để so sánh việc chuyển nơi ở tới gần chỗ canh tác thuận lợi và đỡ mất thời gian hơn là ở lại chỗ cũ thì không lí do gì để họ không du cư.

Vì vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 38/CP của HĐCP, ngày từ lúc bắt đầu thực hiện chính sách ĐCĐC, đây cũng là đối tượng của cuộc vận động và gọi là đối tượng vận động thường xuyên.

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)