Mô hình hạ sơn lập làng ĐCĐC

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 67)

- 6419681990 19902000 2000 t ớ i nay

3.2.1. Mô hình hạ sơn lập làng ĐCĐC

Rõ ràng, đây thực sự là một cuộc thay đổi lớn lao trong đời sống của các nhóm dân tộc thiểu số miền núi. Các cán bộ ĐCĐC đã tìm nhiều cách để vận động nhân dân từ bỏ cơ sở sống và làm ăn cũ trên cao để xuống thấp hơn, lập làng định cư canh tác lúa nước. Công tác này được các cán bộ nhận thức sâu sắc: “Mặc du trong vic vn động có nhiu khó khăn phc tp nhưng nếu không vn động được

- 66 -

làm cho người thiu s tiến kp người đa s v mi mt, không thc s bình đẳng dân tc được, không sao gii quyết đời sng nghèo nàn lc hu ca đồng bào để

tiến ti văn minh m no được” (PPT.1482.4: 3)

Tuy nhiên công tác này gặp phải rất nhiều khó khăn. Có nhiều lí do để các nhóm dân tộc thiểu số miền núi không muốn xuống núi làm ruộng nước vì tất cả khác xa với tập tục sống trên cao từ bao đời nay. Việc chuyển từ trên cao xuống thấp làm thay đổi hoàn toàn khí hậu môi sinh, từđó kéo theo nhiều lo ngại đối với vấn đề sức khỏe.

Hp 3.1. Tiếng nói của người dân không muốn xuống núi 1

Đồng bào thường nói:"ở trên núi cao , khí hậu mát mẻ hơn, chúng tôi làm nương rẫy đã thành thói quen rồi, hạ sơn xuống thấp thì nóng bức nhiều sẽ không chịu được" Làm ruộng chúng tôi không biết làm cái cày, cái bừa và cũng không biết cấy, hái. Một số thì kêu không có trâu cày, không có thóc giống hoặc không quen nghe ếch nhái kêu, sẽ nhữ óc, bị ốm đau....sợ làm ruộng phải đóng thuế nặng, phải đi dân công dài ngày...nên khi thấy cán bộ lên vận động hạ sơn, cả một sốđồng bào càng chạy lên cao nữa như số gia đình ở hai xóm Kẻo Nàng thuộc xã Ban Thi và xóm Tam Tu thuộc xã Tân Lập. Nhiều lần vận động được một số đồng ý hạ sơn rồi lại bị vợ con can ngăn không xuống hoặc có nhà muốn xuống cả nhà thì lại lo số ít nhà chẳng may bịốm đau sẽ không có người giúp đỡ cúng bái…

Ngun: PPT.1482.4: 3-4

Việc trồng lúa nước thay cho lúa nương lại là một vấn đề càng gây nhiều lo ngại cho các dân tộc vốn đã quen với làm nương rẫy. Họ không biết tới các kĩ thuật làm ruộng thâm canh, không quen với làm phân, dẫn nước…

Ngoài ra họ còn lo ngại những mối quan hệ xã hội xa lạ: với các dân tộc khác dưới thấp (thường là Tày, Thái); với Nhà nước (đóng thuế cao, đi dân công dài ngày…).

Hp 3.2. Tiếng nói của người dân không muốn xuống núi 2

- 67 -

dài, sợ nóng phát sinh nhiều bệnh tật, lại còn e ngại ở với đồng bào Taỳ…kết quả tuyên truyền vận động một năm trời không ai chịu xuống

Lúc đầu mới xuống chúng tôi cùng chung nhau làm 1 cái nhà ở dài 12 sải, rộng 6 sải. Tuy đã xuống núi nhưng đại đa số tư tưởng còn chán trong chán ngoài, nhiều gia đình chỉ cho một phần xuống trước, còn một phần ở lại trên vùng ao, lúc đầu xuống rất bỡ ngỡ, chưa biết theo phương hướng nào làm ăn: ruộng đất khai phá lại thiếu nước, bị hạn, phát nương lại gặp nhiều rừng khoanh vào rừng bảo vệ

Từ xưa tói nay đồng bào chúng tôi rất là sợ phân, nhất là số thày mo rất kiêng kỵ phân, họ nói: "tôi cũng muốn gánh phân thối nhưng tôi lại biết mo, cúng một tí sợ ma quỷ làm hại nhục hình cho tôi".

Ngun: PPT.1482.5: 2

Trong một cuộc điều tra với nội dung tìm hiểu vì sao người dân DCDC không muốn xuống núi vào tháng 12 – 1988 tại Bắc Hà, Hà Tuyên của một nghiên cứu vềĐCĐC cho thấy trong 94 hộ có 340 người Hmông được phỏng vấn ởđộ cao 907m, 45% vì sợ nóng, 20% sợ khó hòa nhập với người khác, 30% không có đất để sản xuất và 5% không thích xuống thấp nhưng không có ý kiến rõ ràng (Lê Đăng Giảng, 1992: 13).

Tuy vậy, các cán bộ vẫn kiên trì tiến hành. Bước đầu tiên của công tác này là tổ chức các Hội nghị tuyên truyền cho nhân dân, hoặc cử các cán bộ trực tiếp lên núi tuyên truyền. Các địa phương giành ra một số cán bộ, nhất là cán bộ biết tiếng nói, có tín nhiệm…lên núi vận động đồng bào hạ sơn, vài ba lần chưa có kết quả thì lên 5-7 lần. Tuy nhiên, trong nội bộ các cán bộđịa phương cũng có những e ngại về con đường ĐCĐC cho các dân tộc, “Trong cán bộ và mt vài đảng viên cũng có nhng li ra tiếng vào: ở đây my đời nay có ai thy đồng bào Đại bn sng tp trung làm rung bao gi, v li họ ở trên cao, cách hai ba cây s mi có mt nhà thì ai mà đi vn động được?cán b mình li là người Kinh, người Tày, tiếng không

- 68 -

biết thì vn động thế nào Thm chí ch có huy động my ngày dân công công văn ri trc tiếp h cũng chng đi, còn nói gì vic chuyn đồng bào xung làm rung

(PPT.1482.3: 3)

Hp 3.3. Quá trình chuyển đồng bào xuống thấp

Muốn chuyển đồng bào từ trên núi cao xuống thấp làm ruộng thì phải bền bỉ, chắc chắn và từ ít đến nhiều. Việc vận động đưa đồng bào từ trên núi cao xuống thấp làm ruộng là cả một sự thay đổi lớn về tập quán canh tác và sinh hoạt. Tuy đồng bào rất tin tưởng vào Đảng, Chính phủ nhưng cũng có những lo lắng, nhất là những người chủ chốt trong gia đình. Sợ ông thầy cúng không xuống thì không ai nói con ma nó nghe theo, nó sẽ làm chết cả nhà, sợ mình cày, bừa, cấy không quen sẽ không có cái ăn, sợ con đỉa nó cắn, con muỗi nó đốt, sợ cán bộ nó nói xong rồi nó lại đi...Nắm được đặc điểm và những băn khoăn ấy, cán bộ xã Đức Xuân...đã tuyên truyền giải thích chính sách ĐCĐC, phát triển sản xuất cho toàn thể nhân dân để gây cho mọi người có một ý thức, nhưng chỉ dựa vào đi sâu vận động vào 4 gia đình. Trong số này có 2 gia đình 1 là cán bộ xã, một là thầy cúng xuống trước. Khi xuống thì kết nạp ngay vào làm xã viên HTX với đồng bào Tày và vận động đồng bào Tày giúp đỡ các gia đình mới xuống về cách thức làm ăn...Qua một thời gian các gia đình này đã quen với lối sống dưới thấp, ốm đau đã có ông thầy, làm ăn vui vẻ hơn lúc ở trên cao, thu nhập mỗi vụ một nhiều...các gia đình này đã yên tâm ở lại làm ăn và là nòng cốt cho số bà con còn do dự lưng chừng. Lấy kết quả thực tếđó các dồng chí đã tiếp tục vận dộng các gia đình khác vui vẻ, tin tưởng chuyển xuống. Hiện nay chỉ còn có 1 hộ ở trên núi cao làm gương nhưng các con cũng đã chuyển xuống làm ruộng với HTX.

Ngun: PPT.1482.3: 3

Sự kiên trì của những nhà lãnh đạo cũng đưa lại kết quả. Một số hộ đã khăn gói đưa nhau rời khỏi cộng đồng và nơi sinh sống cũ để xuống núi, tạo lập cuộc sống mới ở một nơi với những điều kiện hoàn toàn mới. Và những lo sợ của họ

- 69 -

trước khi xuống núi dường như đã xảy ra và công việc này ở thời kì đầu là cả một sự thử thách to lớn đối với họ.

Hp 3.4. Những khó khăn khi người dân xuống núi thực hiện ĐCĐC

Nghe theo tiếng gọi của Đảng, tháng 11/1958, 25 gia đình dân tộc Dao chúng tôi đã rời bỏ những túp lều đổ nát, những vạt nương rẫy trèo leo nơi núi rừng cao tắp âm u, xuống xã Vũ Sơn làm ăn tập thể. Xuống đến nơi ở, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn: khu đất dựđịnh làm khu nhà ở còn là những đồi cây cỏ rậm...chúng tôi đã làm 1 cái lán rồi ngăn mỗi hộ một ngăn ở tạm thời...tường vách hết sức trống trải, mái lợp lá đao không che được mưa mà chỉ có khả năng che nắng, thêm vào đó là gạo ăn có ít, nước ăn phải gánh xa hai ba cây số, trâu bò chưa có tiền mua, ruộng đất chưa kịp khai phá, đã vậy, việc đồng áng...lại rất bỡ ngỡ. Những ngày ở núi chúng tôi chỉ quen với đi rừng săn bắn gieo lúa trồng ngô đồi...về tới đây từ cách sinh hoạt ăn ở tiếng nói mỗi nơi một khác, đến cách cày cấy, làm cỏ , bón phân...mọi việc đối với chúng tôi đều bỡ ngỡ xa lạ. Trước những khó khăn đó, một số gia đình hoang mang, họ cho là mình không thể xuống núi ĐCĐC được, tưởng rằng xuống núi có ruộng có nước để cày cấy, ai ngờ lại phải khai hoang chẳng khác gì những ngày ở núi. Hơn nữa ở núi tuy nghèo khổ nhưng còn biết cách mà làm ăn, thế là 7 gia đình lại gồng gánh, tay xách nách mang bồng bế nhau về núi…

Ngun: PPT.1482.11: 3

Việc chuyển đồng bào xuống núi, xây dựng ruộng nước thâm canh để lập làng ĐCĐC rõ ràng là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Sự thay đổi môi trường sống, phương thức canh tác và cả lối sống cho các nhóm người thực hành nông nghiệp nương rẫy từ bao đời nay đòi hỏi phải có một quá trình vận động lâu dài với những cơ sở vững chắc. Sự sốt sắng của các cán bộ dường như làm họ không thấy được điều này và từđó dẫn tới tình trạng không vững chắc cho kết quả của công tác ĐCĐC.

- 70 -

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 67)