DCDC làm ột phương thức sản xuất nông nghiệp nguyên thủy, lạc hậu kìm giữ con người trong đói nghèo

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 41)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.1.1. DCDC làm ột phương thức sản xuất nông nghiệp nguyên thủy, lạc hậu kìm giữ con người trong đói nghèo

hu kìm gi con người trong đói nghèo

Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Pháp (1954), Nhà nước Việt Nam bắt tay vào xây dựng đất nước trong khí thế cách mạng dâng cao. Các nhà lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam luôn xem DCDC là một phương thức sản xuất lạc hậu, là tàn dư của lịch sử để lại và cần được xóa bỏ ngay để cả nước tiến lên CNXH. Hội thảo về ĐCĐC năm 1984 đều có tiếng nói chung đối với nông nghiệp du canh:

“Còn hơn 2 triu người sinh sng DCDC hoc định cư du canh – mt phương thc sn xut và sinh hot lc hu nht ca thi đại” (Ban Định canh định cư - Bộ Lâm nghiệp, 1984: 3)

Những con người mới của chúng ta rõ ràng cũng không thoát khỏi cái nhìn của những người theo thuyết Tiến hóa luận đơn tuyến ở thế kỉ XIX – một lí thuyết về sự phát triển xã hội thường bị lên án là công cụ của chủ nghĩa thực dân với những mĩ từ che đậy mục đích phi nghĩa. Chính quyền Pháp thuộc ngay từ đầu đã

1

Trần Hữu Sơn (1997) cho rằng có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng DCDC ở người Hmong, 1) Nguyên nhân chủ yếu là phương thức sản xuất nương rẫy du canh của họ không còn phù hợp với hiện tại khi không còn nhiều rừng để làm nương; 2) tốc độ tăng dân số quá nhanh, bình quân đất canh tác quá thấp buộc phải di cư, 3) đời sống gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: Nghe lời trưởng họ anh em rồi di cư (3/31 hộ), xích mích gia đình dòng họ buộc phải di cư (2/90 hộ). Và DCDC chỉ là tình thế bắt buộc đối với người Hmong chứ thực ra họ không thích DCDC.

- 40 -

coi DCDC là một phương thức sản xuất cổ lỗ, năng suất thấp và là tác nhân gây tàn phá rừng. Và những cư dân làm nương rẫy trên vùng đất cao Đông Dương được nhìn theo thuyết tiến hóa luận thịnh hành trong suốt thời kỳ thuộc địa dường như là một “món quà” cho thực dân Pháp, biện minh cho chếđộ thuộc địa, nhân danh sứ mệnh khai hóa văn minh phải đem lại tiến bộ cho các dân tộc thuộc địa (Mathieu Guérin). Thì đây, những người vừa quyết tử để chống lại và giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân đó cũng không thoát khỏi thế giới quan thực dân và cái nhìn đầy định kiến đối với DCDC.

Thực trạng DCDC ở đồng bào Dao lúc bấy giờ được các nhà lãnh đạo địa phương báo cáo như sau:

Hp 2.1. Tình trạng DCDC ởđồng bào Dao trước khi thực hiện ĐCĐC

Đồng bào Dao chỉ cư trú mỗi nơi vài ba năm rồi lại di chuyển đi địa điểm mới xa nơi ở hàng chục cây số. Đề có rừng núi phát nương làm rẫy sinh sống , có khi đồng bào đi sang các xã, huyện lân cận thậm chí sang cả huyện khác, nhất là đồng bào Dao tiền thường hay đi xa và di chuyển luôn....ở từng chòm lẻ tẻ cách xa nhau hàng 5,7km, đường lối lên xuống , đi lại rất khó khăn. Nghề sống chính duy nhất của đồng bào là chuyên về nương rẫy....tập quán gieo trồng của đồng bào nói chung còn lạc hậu và không dùng phân bón...lại còn mê tín dị đoan nhiều, trong sản xuất cũng như bất cứ muốn làm một công việc gì đồng bào đều phải xem ngày hoặc...thấy điềm tốt mới làm...do đó đời sống của đồng bào trước cách mạng hầu hết đều đói rách lầm than, đen tối, bệnh tật, ốm đau, gầy yếu, tình trạng hữu sinh vô dưỡng, tổn thọ, không có thuốc thang, không được học tập khiến cho đồng bào đều phải cam tâm chịu đựng không sao tránh khỏi…

Ngun: (PPT.1482.4: 1-2)

Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ khẳng định, du canh du cư là một phương thức sản xuất và sinh hoạt lạc hậu. Các nhà nghiên cứu Việt Nam lúc bấy giờ cũng hoàn toàn ủng hộ cho cái nhìn của các lãnh đạo quốc gia. Họ cho rằng, Các dân tộc ít người ở nước ta đang “ở nhng thang bc phát trin lch s cao, thp khác nhau” trên cơ sở đó phân vùng và vùng chậm phát triển của miền núi là ở

- 41 -

hay thuc nhng xã hi b tan v, ph thuc… hoc là b phn nghèo khó ca cư

dân vùng phát trin…Đó là nhng cư dân ch yếu là làm nương ry, chưa có tư

liu sn xut n định, còn DCDC, t chc xã hi b xé l, phân tán (Đặng Nghiêm Vạn, 1988: 190 - 192).

Việc xóa bỏ DCDC vì thế được xem là con đường duy nhất để xóa bỏ đói nghèo ở miền núi, đưa lại tương lai tươi sáng cho đồng bào nơi đây.

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 41)