CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
2.1.2. DCDC là nguyên nhân dẫn tới phá rừng, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
DCDC không chỉ là biểu hiện của một thang bậc phát triển thấp của lịch sử mà nó là tác nhân lớn nhất gây ra sự tàn phá môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta có thể thấy đánh giá đầy định kiến và quyết liệt của một nhà lãnh đạo lúc bấy giờ: “Nếu chúng ta cứ để tình trạng như lâu nay, và cứ tiếp tục chặt rừng trồng sắn, lúa đồi, thì độ vài chục năm nữa, hầu hết miền núi của chúng ta sẽ
trở thành đồi trọc hết. Đó là một bức tranh rất đáng sợ. Chẳng những đất đai miền núi sẽ bị xói mòn, kiệt quệ, lâm thổ sản không còn gì nữa, mà khí hậu toàn miền Bắc nước ta sẽ thay đổi hẳn theo chiều hướng tai hại không biết đâu mà lường” (Lê
Duẩn, 1965:361). Trong hội nghị Tổng kết công tác Thủy lợi miền núi 4 năm (1958 -1961) năm 1962, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, tập quán DCDC của đồng bào dân tộc thiểu số là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng phá hoại tài sản rừng
núi: Tập quán nương rẫy của đồng bào các dân tộc khai phá đất đồi núi từ trước
đến nay đã gây nhiều tác hại, đã để lại những giải đất trọc, bạc màu, xói lở nghiêm trọng rất rộng lớn dẫn tới những hậu quả tai hại cho chếđộ nước chảy và mưa, gây lũ lụt khô hạn , cần phải hướng dẫn phát nương rẫy hợp lí, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụĐCĐC, khai phá thành ruộng bậc thang, tiến tới thanh toán nạn phá rừng do nương rẫy (PTT, 1282, 1: 5)
- 42 -
Các nhà nghiên cứu cũng đồng nhất quan điểm, cho rằng DCDC là hình thức canh tác lợi dụng và phụ thuộc tự nhiên, và phá hoại tự nhiên một cách mù quáng
(Bế Viết Đẳng (cb), 1996: 80)