Công tác ĐCĐC ngay sau Nghị quyết 38/CP

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 62)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

3.1.1. Công tác ĐCĐC ngay sau Nghị quyết 38/CP

Ngay sau nghị quyết 38CP của HĐCP, công tác ĐCĐC học tập và phổ biến nghị quyết được thúc đẩy mạnh mẽ và bộ máy chỉ đạo ở các cấp từ Trung ương đến địa phương được nhanh chóng thiết lập. Một tháng sau khi có nghị quyết, ở Trung ương Ban vận động ĐCĐC triệu tập hội nghị phổ biến Nghị quyết với đại biểu UBHC hai khu tự trị và 17 tỉnh có miền núi. Sau đó có hội nghị riêng với các ngành, các ngành về cũng có phổ biến trong nội bộ. Ở các khu, tỉnh có hội nghị trong cấp ủy, Ủy ban, một số nơi Hội đồng nhân dân có họp bàn. Về công tác này, Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng cho rằng: Nói chung việc ph biến làm nhanh, rng.

mt s nơi làm tương đối sâu. Nhưng nhiu nơi, nhiu cp làm chưa kĩ, chưa đúng, dn đến nhn thc nông cn và vic làm tt nhiên không tt (PPT.1482.17: 3).

Về việc thiết lập Ban chỉ đạo: Ở Trung ương, nhiều ngành, Bộ đã giao cho bộ phận công tác miền núi theo dõi luôn công tác vận động ĐCĐC, riêng Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức một bộ phận chuyên giúp cho ngành theo dõi phối hợp chỉ đạo công tác này. Ban chỉ đạo Trung ương đã được thành lập theo Quyết định số

- 61 -

31/TTg ngày 13/3/1968 của Thủ tướng chính phủ, gồm một Trưởng ban, một phó ban, một ủy viên thường trực, 4 ủy viên ở các ngành trung ương và 2 ủy viên ở hai khu tự trị. Bộ máy giúp việc dựa vào Ủy ban Dân tộc và cán bộ các ngành biệt phái đến. Nhưng mới có 3 ngành trong 9 ngành ở trung ương biệt phái bán bộ (Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp).

Ở cấp tỉnh, đến năm 1969, trong hầu khắp 17 tỉnh miền núi hoặc có miền núi đã có sự tổ chức chỉ đạo cuộc vận động, chia ra hai loại tỉnh: Loại tnh có nhiu

đồng bào DCDC phải vận động như Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Thái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hòa Bình: Đã thành lập Ban chỉ đạo ĐCĐC của tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBHC làm trưởng ban và một số thành viên là cán bộ lãnh đạo các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Dân tộc, kế hoạch trong đó có một hoặc hai Phó ban hoặc ủy viên thường trực. Ban chỉ đạo hoạt động theo lối liên hiệp, tập thể bàn bạc các chủ trương, kế hoạch lớn rồi ai về ngành nấy chỉđạo và huy động lực lượng ngành mình thực hiện . Giúp việc cho Ban chỉ đạo mỗi nơi mới có một vài cán bộ biệt phái làm nhiệm vụ tổng hợp theo dõi tình hình. Loại tnh còn ít đồng bào DCDC phải vận động như Hà Bắc, Yên Bái, Hà Tây, Vĩnh Phú…không thành lập ban chỉ đạo tỉnh nhưng Tỉnh ủy, Ủy ban có phân công đồng chí phú trách công tác DĐC và giao cho một cơ quan (Ban dân tộc, Phòng khai hoang…) kiêm nhiệm công tác vận động ĐCĐC.

Ở cấp huyện: Những huyện có nhiều đồng bào DCDC, huyện ủy, ủy ban đã phân công đồng chí phụ trách công tác ĐCĐC, nhưng chưa có cán bộ giúp việc. Ở hai khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc, không thành lập Ban chỉ đạo như Khu ủy, Ủy ban đã phân công một đồng chí theo dõi công tác ĐCĐC. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Ban chỉ đạo ĐCĐC năm 1969, sự hoạt động của các ban chỉ đạo tỉnh còn quá yếu, chưa đáp ứng yêu cầu chỉđạo cuộc vận động.

- 62 -

Như vậy, từ sau khi có nghị quyết 38/CP, công tác chuẩn bị để triển khai nghị quyết được tiến hành khẩn trương tích cực, từ trên Trung ương xuống địa phương và được chỉ đạo thí điểm ở 7 tỉnh. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng được tiến hành ở hầu khắp các địa phương. Sáu tháng cuối 1968, Ban chỉ đạo Trung ương đã cùng 3 tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Nghĩa Lộ chỉ đạo thí điểm ở 6 xã (mỗi tỉnh 2 xã) và giúp 4 tỉnh, mỗi tỉnh thí điểm 1 xã: Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La và Nghệ An. Tổng cộng tất cả các cơ sở thí điểm có 1698 hộ gồm 10523 khẩu, có tổ chức lớp huấn luyện về công tác chỉ đạo. Các cơ sở thí điểm này gồm có các vùng thấp, giữa, cao, nhiều dân tộc có DCDC, có định cư du canh, có vùng dân tộc tập trung, có vùng xen kẽ, có nơi đã có HTH, có nơi chưa…Công tác chỉ đạo có cố gắng, nắm được yêu cầu, làm công tác tư tưởng tốt, củng cố được HTX và bồi dưỡng một số cán bộ cốt cán. Nhưng thí điểm còn nhiều mặt yếu: việc chọn và chuẩn bị nơi làm thí điểm không chu đáo, nắm tình hình cơ bản không chắc, có nơi phải đổi địa điểm (Cao Bằng), có nơi phải khảo sát lại (Hà Giang), do đó phương hướng, quy hoạch, kế hoạch làm chậm, chất lượng của tổ chức và lực lượng chỉ đạo thí điểm kém, thiếu cán bộ địa phương sở tại, trường hợp cán bộ Kinh không biết tiếng dân tộc, hoặc ít kinh nghiệm công tác quần chúng, có nơi thiếu cả cán bộ của các ngành chủ chốt như HTH, xây dựng Đảng…Sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp trung ương, tỉnh, huyện chưa chặt, có nơi khoán trắng, có nơi cấp ủy không thường xuyên giúp đỡ…Vì vậy nhiều việc không giải quyết được kịp thời các khó khăn (PPT.1482.13: 4)

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)