Đường lối chủ trương của Đảng đối với công tác ĐCĐC

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 49)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.3.1. Đường lối chủ trương của Đảng đối với công tác ĐCĐC

Sau cách mạng tháng Tám, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác ĐCĐC và xem đó là một nội dung quan trọng không chỉ để thực hiện chính sách dân tộc mà còn là chiến lược phát triển kinh tế xã hội miền núi nước ta. Sau cuộc vận động sản xuất cứu đói ở vùng cao năm 1955-1956, UBHC khu Việt Bắc đã rút ra kết luận: phải thực hiện ĐCĐC thì mới thanh toán được tình trạng nghèo nàn đói rét ở vùng cao. Cuối năm 1957 UBHC khu đề ra chủ trương vận động đồng bào vùng cao ĐCĐC, nhưng lúc này chưa có phương hướng sản xuất cụ thể cho vùng cao.

Ngày 24/2/1959 Đảng ra Chỉ thị 128/TW về tăng cường công tác vùng cao đã đề cập đến tình trạng du canh du cư và thực trạng đời sống các dân tộc vùng cao, đồng thời khẳng định cần phải tích cực hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân ĐCĐC. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), vấn đềĐCĐC ở miền núi đã được hội nghị TW lần thứ 5 khoá III (7-1961) vạch rõ: “Thực hiện từng bước định canh định cư một cách thích hợp, giúp đỡ đồng bào phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, đi vào con đường làm ăn có tổ chức và cải thiện đời sống” (Hội đồng Dân tộc Quốc hội, 2000: 93).

Nghị quyết 71/TW ngày 23/2/1963 về vấn đề phát triển nông nghiệp miền núi đã đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ thực hiện các công tác của ĐCĐC.

Phi trên cơ s gii quyết đúng phương hướng sn xut và phương hướng k thut mà dn dn t chc vic định canh định cư tng bước, theo nguyên tc hoàn toàn t nguyn, nhm n định và ci thin đời sng ca đồng bào hin còn du canh, gim bt được tình trng đốt rng và làm hng đất. Vic định canh ch yếu là phi

- 48 -

định canh ti ch; vic đưa đồng bào t vùng cao xung vùng thp phi rt thn trng và phi có s chun b k v nhiu mt (ĐCS, ?: 119-120)

Ngày 12/3/1968, HĐCP ra Nghị quyết số 38/CP, chỉ rõ rầm quan trọng và đề ra mục đích, yêu cầu, nội dung của công tác ĐCĐC. Nghị quyết nêu toàn diện về công tác ĐCĐC như là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước nhằm ổn định cuộc sống cho hơn 3 triệu người thuộc 53 dân tộc trong diện DCDC trên cả nước. Nghị quyết này nhấn mạnh rằng ĐCĐC “là một cuộc vận động cách mạng sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” (Hội đồng Dân tộc Quốc hội, 2000: 348). Nghị quyết đã chính thức bắt đầu cho một chương trình hành động can thiệp mạnh mẽ vào các tộc người còn DCDC và Định cư di canh nhằm ĐCĐC họ bằng các phương thức khác nhau.

Tiếp đó, trong suốt các kì đại hội Đảng đều quan tâm tới công tác ĐCĐC. 1983, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ: Các tỉnh huyện miền núi phải khai thác tốt những thế mạnh của mình, từ nông lâm nghiệp mà đi lên, nhất thiết phải sử dụng đất đại theo hướng nông lâm kết hợp, thực hiện đúng đắn việc tổ chức sản xuất chuyên môn hóa đi đôi với kinh doanh tổng hợp, phá thế tự cấp tự túc, mở rộng giao lưa hàng hóa giữa miền núi với miền xuôi và đẩy mạnh xuất nhập khẩu, qua đó mà giải quyết tốt vấn đềăn mặc và các nhu cầu đời sống của nhân dân địa phương và đóng góp ngày càng tăng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm theo phương hướng phát triển trên đây sẽ hạn chế, tiến tới khắc phục nạn phá rừng và tạo điều kiện để thực hiện thực sự việc ĐCĐC (PTT.2367.1: 4)

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 49)