Nghị quyết 38CP vàn ội dung ĐCĐC

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 54)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.1.8. Nghị quyết 38CP vàn ội dung ĐCĐC

Đứng trước thực trạng DCDC và tiến độ lẻ tẻ của công tác ĐCĐC trong những năm trước 1968, ngày 4 tháng 1 năm 1968, Hội đồng Chính phủ đã họp Hội nghị thường vụ, đề ra phương hướng, nhiệm vụ vận động định canh định cư kết hợp với hợp tác hoá trong những năm tới và ra Nghị quyết 38/CP - Về công tác ĐCĐC kết hợp với Hợp tác hóa đối với đồng bào còn DCDC. Nghị quyết này được xem như là cơ sở của chương trình ĐCĐC và từ đây phong trào ĐCĐC trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Nghị quyết đã xác định những yêu cầu, phương châm và nội dung của công cuộc ĐCĐC ở miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Yêu cu chung của công tác ĐCĐC kết hợp với HTH là phải bảo đảm đời sống ổn định, tư tưởng ổn định và đoàn kết tốt. Phải tôn trọng nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, tránh gò ép.

Phương châm của công tác ĐCĐC là tích cực, vững chắc, từng bước, có trọng điểm trên cơ sở giải quyết đúng đắn phương hướng sản xuất.

Ni dung ĐCĐC:

ĐCĐC thực chất là biện pháp thực hiện ba cuộc cách mạng ở miền núi: Cách mạng về quan hệ sản xuất (Quan hệ sản xuất XHCN với hai nội dung chính là làm ăn tập thể HTX và giao đất cho các hộ phát triển kinh tế vườn); cách mạng khoa học kĩ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng. Nội dung ba cuộc cách mạng này đã được nhấn mạnh trong Dự thảo chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh hoàn thành cuộc vận động ĐCĐC của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1984:

Cách mng quan h sn xut: đẩy mạnh phát triển sản xuất, xóa bỏ những tàn tích của chếđộ cổ xưa, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước, lấy kết quả thực tế hướng quần chúng đi vào làm ăn tập thể với nhiều hình thức quản lí và qui mô từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp (tổđổi công, tổ vần công, tập đoàn sản xuất, HTX…). Đi đôi với tổ chức làm ăn tập thể là giao đất cho các hộ phát triển kinh tế vườn và làm nhà trên mảnh vườn đó. Nơi đã có tập đoàn sản xuất và HTX được

- 53 -

giao đất giao rừng thì tùy tình hình cụ thể mà khoán sản phẩm và cấp đất cho các hộ xã viên xây dựng vườn rừng. Nơi chưa có các tổ chức kinh tế tập thể thì giao đất giao rừng cho từng buôn làng người dân tộc quản lí, sử dụng, bảo vệ. Buôn làng giao đất giao rừng cho các hộ.

Ở những nơi có các đơn vị quốc doanh hoạt động có kế hoạch thu nhận đồng bào vào làm công nhân, nếu chưa đủ điều kiện thu nhận thì có kế hoạch hợp đồng giao khoán sản xuất và tham gia giúp đồng bào xây dựng các cơ sở sản xuất, thực hiện ĐCĐC, từng bước đi vào làm ăn tập thể. (PTT.2467.5).

Cách mng khoa hc kĩ thut: là thực hiện ba yêu cầu: xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật; cải tiến công cụ lao động và áp dụng các biện pháp kĩ thuật thâm canh, nông lâm kết hợp; xóa bỏ phương thức du canh phá rừng làm rẫy, thực hiện ĐCĐC. Trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trước hết pháp tập trung sức thực hiện các yêu cầu sản xuất, chế biến nhằm tự giải quyết vấn đề lương thực đến mức cao nhất, trước hết là tạo ra ruộng đất canh tác ổn định, bao gồm ruộng bậc thang, ruộng nước, ruộng cạn…đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trên những diện tích ruộng đất đã tạo ra, thực hiện nông lâm kết hợp trên đất rừng, khoanh một số đất rừng để làm nương luân canh hợp lí nếu chưa có ruộng đất canh tác cây lương thực, tích cực trồng cây công nghiệp, đặc sản, dược liệu, phát triển chăn nuôi, làm nghề rừng theo hướng kết hợp sản xuất tập trung với phân tán, tập thể với gia đình. Chú ý giải quyết vấn đề nước, đường giao thông và làm thủy điện nhỏ ở những nơi có điều kiện. Trong xây dựng, nhất định phải thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hoặc “Nhân dân tự làm và Nhà nước hỗ trợ”. (PTT.2467.5).

Cách mng văn hóa tư tưởng: Trước hết phải làm cho đồng bào nhận rõ muốn có cơm no, áo ấm, phải ĐCĐC để ổn định đời sống, phát triển văn hóa, cùng với cả nước tiến lên CNXH. Phải thường xuyên giáo dục tư tưởng XHCN cho đồng bào và có kế hoạch xóa nạn mù chữ, từng bước nâng cao trình độ văn hóa kĩ thuật,

- 54 -

bảo vệ sức khỏe, khắc phục mê tín dị đoan và các phong tục tập quán lạc hậu, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc (PTT.2467.5).

Nhng công tác chính phi làm của công tác ĐCĐC là:

Phải xác định đúng phương hướng sản xuất đối với từng vùng trên tinh thần xác định con đường làm giàu chủ yếu của miền núi là phát triển thế mạnh trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, và nghề rừng

Phải ra sức xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật cần thiết cho nơi ĐCĐC như ruộng nương bậc thang, các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ, các cơ sở sản xuất, chế biến làm trữ phân, đồng cỏ chăn nuôi, chuồng trại…

Xây dựng bản làng, xây dựng đời sống mới Ra sức đào tạo cán bộ cho các vùng mới ĐCĐC

Nghiên cứu giải quyết tốt một số vấn đề về chính sách như: lương thực, vốn, vật tư…Trong quá trình vận động ĐCĐC, nếu gặp những vấn đề mới, phải nghiên cứu và giải quyết kịp thời một số chính sách mới cần thiết đối với những vấn đề mới đó.

ĐCĐC được xác định là một cuộc vận động quần chúng toàn diện về kinh tế văn hóa xã hội, có nhiều khó khăn phức tạp và có liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực hoạt động. Vì vậy phải sử dụng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp đồng bộđể thực hiện nhanh, gọn cuộc vận động (PTT.2467.5)

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 54)