Thành lập các cơ quan tổ chức thực hiện công tác ĐCĐC

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 56)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.2.1. Thành lập các cơ quan tổ chức thực hiện công tác ĐCĐC

Công tác khai hoang và ĐCĐC ở Việt Nam được tiến hành từ thời Pháp thuộc, bắt đầu bằng việc thành lập “Nha khẩn hoang di dân” năm 1945. Hiện nay công tác này thuộc Cục ĐCĐC và Vùng KTM – Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan chủ quản công tác ĐCĐC đã có sự chuyển đổi qua rất nhiều các cơ quan chuyên trách:

- 55 -

- 1951 – 1954: Sở doanh điền – Bộ Canh nông

- 1955 – 1960: Cục Quản lí quốc doanh nông nghiệp – Bộ nông trường và Ban thống nhất TW

- 1960 – 1963: Cục khai hoang nông dân – Bộ nông trường

- 1963 – 1967: Tổng cục khai hoang trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sau chuyển về Bộ Nông trường trên cơ sở sáp nhập với Cục khai hoang nông dân - 1967 – 1975: Vụ miền núi thuộc bộ Nông nghiệp

- 1968: Bên cạnh vụ miền núi còn có Ban ĐCĐC TW, trực thuộc Hội đồng Chính phủ

- 1971: Ban Kinh tế miền núi và vùng KTM trực thuộc Hội đồng Chính phủ, chuyển thành Ban Chỉ đạo ĐCĐC TW thuộc UB Nông nghiệp TW

- 1975 -1976: Tổng cục nông trường quốc doanh và vùng KTM trực thuộc Bộ nông nghiệp

- 1977: Tổng cục khai hoang và xây dựng vùng KTM trên cơ sở sáp nhập Tổng cục khai hoang và Tổng cục nông trường quốc doanh và vùng KTM - 7/1977: Chuyển ban chỉ đạo ĐCĐC TW thành lập Ban ĐCĐC trực thuộc Bộ

Nông nghiệp

- 1981 – 1984: Hình thành hai tổ chức cùng theo dõi di dân và định cư

(1) Ban chỉ đạo phân bố lao động và dân cư Trung ương trực thuộc Hội đồng chính phủ

(2) Cục điều động lao động (bộ Lao động Thương binh và xã hội) - 1984 – 1993: Ban ĐCĐC trực thuộc Bộ Lâm nghiệp

- 1993 – 1995: Ban ĐCĐC, UB Dân tộc và miền núi

- 1995: Cục ĐCĐC – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- 1996: Hợp nhất với Cục di dân thành Cục ĐCĐC và vùng KTM – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đến tháng 6 – 2000, toàn bộ biên chế làm công tác ĐCĐC được chuyển về các địa phương quản lí nhưng đến nay vẫn chưa có phương án tổ chức phù hợp với sự thay đổi ở Trung ương.

- 56 -

Có thể thấy, giai đoạn trước 1990 thì cứ bình quân ba năm bộ máy định cư lại thay đổi một lần. Không những thế mà nó còn chịu sự chi phối của nhiều cơ quan chồng chéo. Từđó dẫn đến những chồng chéo trong công tác chỉđạo. Tổ chức cơ quan giúp Đảng và Nhà nước chỉ đạo công tác này không ổn định ở Trung ương. Lúc mới mở cuộc vận động, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo do một đồng chí Thường vụ cấp ủy và Phó chủ tịch UBND trực tiếp làm trưởng ban. Thời gian này phong trào được triển khai sôi nổi, chỉ đạo tương đối chặt chẽ. Sau ba năm đáng là phải hoàn thành theo nghị quyết 38/CP, nhưng mới chỉ làm được một số việc ban đầu thì đã chuyển giao công tác này sang Bộ Nông nghiệp rồi sau đó chuyển sang Bộ Lâm nghiệp, dù có cố gắng quyết tâm như thế nào chăng nữa một số Bộ không thể thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ chỉ đạo công tác này được. Do đó và không có hướng dẫn thống nhất nên ở địa phương cũng tùy tiện, muốn lập ra hay giải thể, sát nhập là do địa phương. Nên thường xuyên bị thay đổi về tổ chức nhân sự. Do đó mà cơ sở và phương tiện để phục vụ công tác chỉ đạo cũng ngày càng bị hao mòn mất mát (PTT.2195.1: 4).

Về chỉ đạo Trung ương, hầu hết chưa định rõ trách nhiệm, quyền hạn quản lí chỉ đạo các công tác liên quan tới ĐCĐC, chẳng hạn nhưđến 1974, vấn đề ĐCĐC thuộc trách nhiệm của UBNNTW, nhưng trong nội bộ Ủy ban lại chưa qui định rõ trách nhim quyn hn ca các cơ quan hu quan: V kế hoch, Tài v, Ban phân vùng qui hoch, Cc công c, và cơ gii, Ban qun lí nông trường quc doanh, Ban kinh tế nông nghip min núi và vùng KTM…nên có tình hình phát tán khá nng. Gn đây, HĐCP đã có quyết định t chc 4 Tng cc thuc y ban Nông nghip Trung ương nhưng đến nay vn chưa t chc hot động theo t chc mi được.

(PTT.1796.1: 5). Ở các tỉnh đồng bằng, UBNNTW được giao cả nhiệm vụ lấn biển và khai hoang phục hóa, lấp hố bom trong tỉnh, các tỉnh miền núi cơ quan này làm cả công tác ĐCĐC (PTT.1796.1: 5)

- 57 -

Rõ ràng, việc chuyển dịch thường xuyên của cơ quan chịu trách nhiệm công tác ĐCĐC thể hiện sự lúng túng của Chính phủ trong việc thực hiện công cuộc to lớn này. Hậu quả của việc này là không chỉ thiếu nhất quán trong công tác chỉ đạo mà còn gây ra nhiều tổn thất về cơ sở vật chất, tổn thất về kinh nghiệm chỉ đạo trong quá trình chuyển đổi. Rõ ràng, muốn thực hiện công cuộc ĐCĐC cho các nhóm người DCDC thì các cơ quan chuyên trách phải “định cư” trước tiên để đảm bảo một phần thành công cho công tác này (Nguyễn Văn Chính, 2006)

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 56)