CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
2.1. Quan điểm của các nhà làm chính sách về nền kinh tế nương rẫy du canh
TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Làm sao dám nói: “Hãy tôn trọng cái này!” Làm sao không đi tìm công thức của Tiến bộ”1
2.1.Quan điểm của các nhà làm chính sách về nền kinh tế nương rẫy du canh canh
“Nếu chúng ta cứ để tình trạng như lâu nay và cứ chặt rừng trồng sắn, lúa đồi thì
độ vài chục năm nữa, hầu hết miền núi chúng ta sẽ trở thành đồi trọc hết. Đó là một bức tranh rất đáng sợ. Chẳng những đất đai miền núi sẽ bị xói mòn kiệt quệ, lâm thổ sản không còn gì nữa mà khí hậu toàn miền Bắc nước ta sẽ thay đổi hẳn theo chiều hướng tai hại không biết đâu mà lường. Và điều đó sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp và nền kinh tế chung của chúng ta như thế nào” (Lê Duẩn, 1965: 361).
Đoạn phát biểu trên đây của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam lúc đương thời đã thể hiện khá rõ nét cách nhìn của các nhà lãnh đạo Việt Nam về hình thức canh tác nương rẫy của đồng bào ít người ở miền núi. Ý kiến này cũng được các nhà khoa học lúc bấy giờ trích dẫn như một định hướng nghiên cứu khoa học.
Qua các văn kiện của Đảng và các các nghiên cứu của các nhà khoa học phụ họa cho chính sách lúc bấy giờ, Du canh du cư là một phương thức kinh tế nguyên thủy, lạc hậu, gây ra rất nhiều hậu quả và cần được xóa bỏ. Về nguyên nhân của hình thức canh tác này, hầu hết các nhà lãnh đạo đều cho rằng “Thực tế do thiếu
1 Paul Lechesne, 1925, “Roland Dorgelès chez le Mois”, Revue Indochinoise, tháng 7-8, 1925, tr. 64-65,
- 39 -
hoặc không có tư liệu sản xuất ổn định mà đồng bào phải DCDC phá rừng làm nương rẫy để sinh sống” (PTT.1851.1: 9). Tại hội nghị ĐCĐC tháng 3-1984, Phó Chủ tịch HĐBT Vũ Đình Liệu khẳng định rằng: nguyên nhân thì có thể có nhiều nhưng có thể khái quát lại là vì miếng ăn, vì cuộc sống và vì sự bóc lột của giai cấp thống trị và nhiều kẻ thù khác mà đồng bào miền núi trung du phải du canh du cư (PTT2469.1: 3). Hầu hết họ đều cho rằng nguyên nhân của tình trạng DCDC là từ yếu tố khách quan tác động, các chủ nhân của DCDC hầu nhưđều bịđộng1.