Tính đa dạng của các cơ quan tổ chức thực hiện ĐCĐC ở địa phương

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 59)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.2.2. Tính đa dạng của các cơ quan tổ chức thực hiện ĐCĐC ở địa phương

phương

Sự thay đổi thường xuyên của cơ quan chuyên trách trung ương gây ra sự lúng túng của cấp địa phương trong việc quản lí và thực hiện công tác ĐCĐC. Về cơ bản, cấp huyện có Ban ĐCĐC trực thuộc UBND huyện hoặc phòng Nông nghiệp huyện. Ở các vùng sâu xa có các cán bộ chuyên trách của xã hoặc cán bộ phụ trách nông nghiệp kiêm nhiệm ĐCĐC.

Chẳng hạn như ở Quảng Ninh, ngay sau Nghị quyết 38/CP, tháng 8-1968, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban vận động DCĐC của tỉnh do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban và một số đồng chí lãnh đạo các ngành tham gia phó Ban chỉ đạo hoặc ủy viên trong ban chỉ đạo. Đến tháng 3-1980 thi hành chỉ thị của Trung ương Ban ĐCĐC được chuyển từ Ban dân tộc sang hoạt động tại sở Lâm nghiệp, tỉnh thành lập Ban quản lí HTX – ĐCĐC dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc sở. Bộ máy ĐCĐC ở các huyện nằm trong Ban nông lâm nghiệp do một đồng chí Phó ban nông lâm nghiệp chỉđạo trực tiếp và có một số cán bộ theo dõi. Đến ngày 20-4-1983 do yêu cầu của nhiệm vụ mới, thường vụ tỉnh ủy quyết định tách bộ phận ĐCĐC thuộc sở Lâm nghiệp thành lập Ban ĐCĐC trực thuộc UBND tỉnh. (PTT.2367.2: 2)

- 58 -

Có thể kết luận rằng, bộ máy tổ chức không ổn định đã và vẫn đang là một tồn tại và nguyên nhân hạn chế kết quả chỉ đạo công tác ĐCĐC. Trong Báo cáo về Dự thảo chỉ thị đẩy mạnh cuộc vận động ĐCĐC của chuyên viên theo dõi Hoàng Định Tặng năm 1984, ông nhấn mạnh điểm yếu kém về bộ máy tổ chức và chỉ đạo công tác ĐCĐC như là một nguyên nhân cho “kết quả thấp” của công tác này: “Tổ

chc cơ quan chỉ đạo không nht quán v t chc và chc năng nhim v k t

Trung ương ti các địa phương” (PTT.2467.2:2)

Mặt khác, công tác ĐCĐC có phối hợp nhiều chương trình, công tác khác nhau nhưng nhiệm vụ trách nhiệm của các tổ chức và cơ quan địa phương chưa được làm rõ. Các ngành phối hợp chung chung chứ chưa có Bộ chủ quản và như thế

“rt cuc chng ai làm gì c” (PTT.2467.2:2)

Hp 2.2. Sự yếu kém của Ban chỉđạo ĐCĐC

Một số nơi từ khi thành lập Ban chỉđạo chưa sinh hoạt được lần nào…đồng chí trưởng ban nhiều nơi chưa thực sự ra tay, mỗi ban chỉ đạo chỉ có một đồng chí thường trực nhưng đồng chí này có nơi năng lực yếu, trên không dựa được vào đồng chí trưởng ban có uy lực có quyền hạn, dưới không có bộ máy giúp việc, nên rất lúng túng; có nơi khoán cho cơ quan Dân tộc hoặc Khai hoang, có nơi tuy nội dung công tác vùng cao và công tác ĐCĐC là một nhưng lại tổ chức hai hệ thống chỉđạo khác nhau

Bộ máy giúp việc Ban chỉđạo ở nhiều tỉnh chưa hình thành, nhiều nơi chỉ có 1 hoặc 2 cán bộ, năng lực lại yếu…một mặt vì chưa có qui định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế nên nơi nào tích cực thì tổ chức, nơi thiếu tích cực thì thôi.

Những thiếu sót trên gắn liền với sự non yếu của bộ máy chỉđạo từ trung ương xuống các địa phương. Rõ ràng là bộ máy chỉđạo không tương ứng với nhiệm vụ và khối lượng công tác

Ngun:PTT, 1531, 1: 10 Tiu kết chương 2

Thực trạng DCDC của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ sớm và công tác ĐCĐC nhằm chấm dứt tình trạng đó đã

- 59 -

chính thức được phát động vào năm 1968 với Nghị quyết 38/CP. Kể từđó hàng loạt các nghị quyết, quyết định, thông tư đã được ban hành để chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác này, với kì vọng sẽ xóa bỏ được tình trạng DCDC của các nhóm dân tộc thiểu sốở miền núi, chấm dứt việc “lãng phí” tài nguyên rừng đang bị chặt đốt hàng ngày, khai thác triệt để những vùng đất hoang trong kì bỏ hóa của miền núi, huy động mọi tiềm lực miền núi cho công cuộc xây dựng CNXH tiên tiến vĩ đại. Những trình bày trên cho thấy sự quyết tâm của Nhà nước và Đảng Cộng Sản trong việc loại bỏ hoàn toàn một phương thc sn xut và sinh hot lc hu t bao đời để li

(Hội đồng dân tộc, 2000) nhưng rõ ràng đây không phải là một công việc có thể giải quyết tốt đẹp chỉ sau ba năm như tinh thần và ý chí của Nghị quyết 38/CP được mà thực tế cho thấy, hơn 40 năm trôi qua, ĐCĐC vẫn đang là một mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Việc ban hành nhiều chính sách cũng như sự nôn nóng thay đổi cơ quan chủ quản một cách liên tục đối với công tác ĐCĐC chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác này, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy sự phức tạp của quá trình thực hành. Chương sau sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề này.

- 60 -

CHƯƠNG 3

THC HÀNH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯỞ CÁC TNH MIN

NÚI PHÍA BC (1968-1990)

Sau Nghị quyết 38/CP của HĐCP, công tác ĐCĐC được tiến hành rầm rộ trên các tỉnh miền núi phía Bắc, can thiệp vào mọi mặt của đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số đang DCDC nhằm cố định nơi sinh sống, tạo tư liệu sản xuất ổn định và hỗ trợ các dịch vụ đời sống cho các nhóm người này. Đây chính là lúc các chính sách của Nhà nước được đưa vào thực tế, kiểm nghiệm, và sửa đổi.

Một phần của tài liệu Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990 (Trang 59)