2.5.1 Một số kinh nghiệm của Cty bia rượu nước giải khát Sài Gòn
Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn được đánh giá là một công ty thành công trong lĩnh vực phân phối mặt hàng nước giải khát và bia rượu. Trong nhiều năm, công ty liên tục phát triển với doanh số và thị phần khá nhờ vào đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình với công việc. Thế nhưng, năm 2012 việc kinh doanh ở công ty chững lại, nhân viên cốt cán không còn làm việc hăng say như trước. Chủ tịch hội đồng quản trị đã quyết định tăng lương cho các vị trí chủ chốt của công ty cao hơn hẳn mức chuẩn trên thị trường. Tình hình cải thiện không được bao nhiêu. Đến khi hội đồng quản trị thuê các nhà tư vấn vào tìm hiểu, thì mới biết được các nhân viên chán nản vì cho rằng không còn được quan tâm như xưa, và lãnh đạo dường như đã thiếu lửa trong công việc . Nếu như trước đây họ được ông chủ khen tặng khi đạt thành tích xuất sắc, hay được thông báo về những chính sách mới trước khi công ty áp dụng, thì nay điều đó không còn nữa. Chuyện ở tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn này cho thấy ông chủ đã định bệnh và cho thuốc sai ngay từ đầu. Điều mà nhà quản lý cần biết, là nếu thu nhập của nhân viên thấp hơn mức chuẩn thì nhân viên không thỏa mãn, nhưng thu nhập cao hơn mức chuẩn cũng không hẳn là tạo được động lực bền vững cho nhân viên. Động lực của nhân viên chủ yếu được tạo ra từ phong cách và tài năng lãnh đạo của lãnh đạo. Để truyền lửa cho nhân viên, lãnh đạo cũng phải có lửa. Một nhà quản lý không có động lực thì không thể nào tạo động lực cho cấp dưới. Một người lãnh đạo làm việc với tâm trạng bình bình, kiểu "sao cũng được" thì khó mà có đội ngũ nhân viên hăng hái. Nhân viên rất tinh. Họ có thể nhận biết tinh thần và mức độ "sung" của lãnh đạo một cách dễ dàng. Do đó, khi nhà quản lý "xìu", hãy tự làm cho mình "sung" trước khi tạo động lực cho nhân viên. Hiểu được thực trạng đó người lãnh đạo công ty đã giúp cho nhân viên nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai bằng cách thường xuyên nói chuyện gần gũi hơn với công nhân viên trong công ty . Song song đó là làm cho nhân viên cảm nhận mình là một phần tử quan trọng của công ty bằng cách thường xuyên "kéo"
tất cả nhân viên của mình vào mọi hoạt động quan trọng của công ty . Như vậy sau một thời gian cố gắng không ngừng ban lãnh đạo đã tạo được liềm tin cho công nhân viên dẫn đến họ yêu công ty hơn và làm việc hăng say hơn. Ngoài ra để phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc hăng say, nhà lãnh đạo cũng xây dựng tinh thần "màu cờ sắc áo" cho đội ngũ nhân viên. Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra mục tiêu sống còn, quan trọng mà công ty cần vượt qua cụ thể như: tăng doanh số đạt 120% so với năm ngoái, và vượt qua thị phần của các công ty cạnh tranh…Và kết quả công nhân viên trong công ty đã liên kết lại và "xả thân" vì màu cờ sắc áo của công ty mình kết quả năm sau họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là đầu tầu trong lĩnh vực phân phối nước giải khát ở Sài Gòn.
2.5.2 Một số kinh nghiệm của công ty sam sung Việt Nam
Công ty Sam Sung Việt Nam luôn cố gắng xây dựng một chế độ chăm sóc tối ưu cho người lao động đang làm việc trên khắp cả nước, đặc biệt là về đời sống tinh thần. Để tăng cường kiến thức và tinh thần hợp tác giữa các thành viên, công ty Sam Sung đã đưa ra nhiều loại hình hoạt động như tổ chức các chuyến đi du lịch hàng năm cho nhân viên. Năm 2011 là năm công ty Sam Sung Việt Nam gặt hái nhiều thành công trong kinh doanh, với doanh số bán hàng tăng trưởng hơn gấp đôi so với năm 2010. Thành công đó là kết quả từ những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên Sony trong suốt năm 2012. Để ghi nhận những thành tích xuất sắc của người lao động, Ban Giám Đốc công ty đã thưởng cho hơn 200 nhân viên chuyến đi tham quan du lịch nước ngoài. Điều này cho thấy đời sống tinh thần, đặc biệt là chế độ chính sách người lao động của nhân viên được công ty Sam Sung quan tâm chu đáo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cao nhất. Tháng 3 năm 2013, công ty Sam Sung Việt Nam đã tổ chức chuyến tham quan kéo dài 4 ngày tại Trung Quốc cho hơn 200 cán bộ nhân viên. Qua các địa danh nổi tiếng như Thượng Hải, Hàn Châu, Tô Châu, Vô Tích…, chuyến đi đã mang lại cho nhân viên công ty những giờ phút thư giãn đáng giá cũng như kiến thức văn hóa lịch sử bổ ích về nước bạn. Được biết đây là lần thứ 5 tập thể nhân viên công ty Sam Sung được đi nghỉ mát ở nước ngoài sau các chuyến đi đến Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore các năm trước. Hàng năm nhân viên công ty Sam sung đã được tham dự các buổi huấn luyện với giáo viên nước ngoài nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nâng cao kỹ năng mềm cho tập thể nhân
viên. Việc được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức khiến cho người lao động tại công ty có tay nghề cao hơn năng suất lao động cao hơn và dẫn đến thu nhập của công ty cũng đồng nghĩa tăng lên.
2.5.3 Bài học rút ra từ những kinh nghiệm của một số công ty
Từ hai ví dụ trên cho ta thấy tạo động lực có vai trò quan trọng trong sự thành bại của công ty, một công ty muốn phát triển mạnh mẽ và bền vững thì công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty là điều phải ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc trả lương thưởng cao, phúc lợi tốt thi công tác tạo động lực bằng các yếu tố tinh thần như phong cách lãnh đạo, luôn quan tâm tới đời sống của người lao động là các yếu tố rất quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc đạt hiệu quả tốt nhất cho công ty. Từ hai ví dụ nhỏ cho thấy việc tạo động lực làm việc cho người lao động là một việc làm mang tính chất lâu dài, tỉ mỉ và tinh tế, trong cuộc sống hiện đại người lao động không chỉ quan tâm tới vấn đề tiền bạc vật chất mà những yếu tố tinh thần mới tác động nhiều tới hành vi của họ. Người lao động thời hiện đại rất tinh tế, nhạy cảm một thay đổi nhỏ của lãnh đạo hay của công ty họ đều nhận biết được họ cần sự quan tâm chia sẻ của lãnh đạo và đồng nghiệp nhiều hơn. Vì vậy đỏi hỏi người lãnh đạo công ty cũng phải thay đổi người lãnh đạo phải nhạy cảm khéo léo hơn trong cách tiếp cận vơi nhân viên, thường xuyên hỏi han, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động nhiều hơn. Khi làm được những điều đó trong tâm lý của người lao động luôn luôn thoải mái thì họ sẽ tập trung hăng say vào công việc, làm việc có hiệu quả hơn tăng năng suất, sản lượng lao động dẫn đến doanh thu của công ty tăng lên và công ty sẽ ngày càng phát triển bền vững.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG SƠN LA
3.1 Giới thiệu tổng quát về công ty 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư giao thông Sơn La tiền thân là Xí nghiệp khảo sát thiết kế thuộc ty giao thông Sơn La. Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 48/QĐ-TCDN ngày 30 tháng 03 năm 1993 của UBND tỉnh Sơn La.
Trong một vài năm gần đây từ sự dịch chuyển phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Căn cứ vào quyết định số 163/2002/QĐ-TT ngày 18 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ và việc phê duyệt phương án tổ chức sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2005 trong đó có công ty theo lộ trình sắp xếp năm 2004 công ty chính thức chuyển sang công ty Cổ phần tại quyết định số 2393/QĐ- UB ngày 28 tháng 08 năm 2004 của UBND Tỉnh sơn La về việc chuyển công ty tư vấn thiết kế giao thông Sơn La thành công ty Cổ phần tư vấn - Đầu tư giao thông Sơn la. Giấy phép kinh doanh số 24.03.000045 ngày 12 tháng 11 năm 2004 do phòng Đăng ký kinh doanh và đổi mới doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Sơn la cấp. Đến nay công ty đã đi vào hoạt động ổn định với vốn điều lệ là: 4.700.000.000 đồng (Bốn tỷ bẩy trăm triệu đồng ). Theo tính chất quy mô hoạt động của công ty , hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tại địa phương là một tỉnh miền núi như Sơn La thì quy mô hoạt động của doanh nghiệp là một đơn vị có quy mô vừa.
Tên: công ty Cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La. Mã số thuế: 5500154896.
Số giấy phép: 24.03.000045
Trụ sở: Số 498 Đường Trần đăng Ninh, tổ 3 phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Giám đốc công ty: Phùng Mạnh Hiệp Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần Điện thoại: 022.3852158
Fax: 022.3874817
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3.1.2.1 Chức năng
* Các lĩnh vực kinh doanh.
- Tư vấn công trình dân dụng, giao thông.
- Thiết kế kết cấu công trình công nghiệp, dân dụng - Thiết kế công trình cầu, đường.
- Thiết kế kết cấu công trình bằng đất, đá, bê tông cốt thép. - Thiết kế kết cấu công trình ngầm, hầm mỏ, dầu mỏ. - Thiết kế kết cấu công trình cấp, thoát nước.
- Thiết kế các hệ thống cấp thoát nước cho công trình. - Thiết kế quy hoạch thành phố, lập quy hoạch đô thị. - Theo dõi giám sát thi công
- Kiểm định công trình xây dựng. - Khoan, thăm dò, điều tra khảo sát.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Với nhiệm vụ chính là tư vấn, khảo sát, giám sát thi công giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La, thời gian qua, công ty CP Tư vấn Đầu tư Giao thông luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của UBND tỉnh và các Chủ đầu tư trong việc ký kết các hợp đồng khảo sát thiết kế. Đặc biệt, công ty có đóng góp không nhỏ trong công tác di dân, tái định cư cho công trình Thuỷ điện Sơn La, đảm bảo tiến độ thi công công trình, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu chính trị tỉnh giao.
Nhiệm vụ của CTCP Tư vấn và Đầu tư giao thông Sơn La bao gồm: Thiết kế lập dự án đầu tư xây dựng đường các cấp
Khảo sát địa chất bước thiết kế - thi công, bản vẽ thi công Khảo sát thiết kế xử lý kỹ thuật, thí nghiệm địa chất
Giám sát kỹ thuật đường các cấp
Khảo sát thiết kế lập báo cáo đầu tư phục vụ chương trình tái định cư các công trình
Khảo sát thiết kế kỹ thuật thi công phục vụ chương trình tái định cư
3.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty
- Quy chế làm việc của công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư giao thông Sơn La, là những quy định về hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đội khảo sát, Ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên thực hiện nhiệm vụ chức năng được HĐQT, Giám đốc công ty giao cho. Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sản xuất kinh doanh theo điều lệ và tổ chức hoạt động của công ty Cổ phần tư vấn - Đầu tư giao thông Sơn La.
Quy chế làm việc đảm bảo cho công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư giao thông Sơn La làm đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật và luật doanh nghiệp hiện hành.
- Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần tư vấn - Đầu tư giao thông Sơn la gồm:
Chủ tịch Hội đồng quản trị - Kiêm giám đốc điều hành. Các thành viên Hội đồng quản trị.
Các Phó giám đốc.
Các phòng, các đội chuyên môn nghiệp vụ thuộc công ty
- Tổ chức doanh nghiệp công ty Cổ phần tư vấn - Đầu tư giao thông Sơn La là công ty Cổ phần hạch toán độc lập. Hiện nay nhân viên công nhân viên trong công ty gồm 241 người (Tính đến tháng 12/2013).
Bao gồm:
Hội đồng quản trị.
Ban giám đốc điều hành.
Phòng Tài vụ - Tổ chức Hành chính. Phòng thiết kế 1, 2
Đội khảo sát địa hình ( Đội 1,2,3) Phòng Kế hoạch - Quản lý dự án.
Phòng giám sát xây dựng. Phòng Địa chất - Thí nghiệm. Phòng quản lý chất lượng (KCS)
Kho chứa vật tư tập kết vật liệu, nhà để thiết bị vận tải, dụng cụ khoan thăm dò được tập kết tại công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất chung toàn công ty. Các phòng đội trong công ty được liên hệ với nhau bằng điện thoại đặt cố định tại các phòng và Hội đồng quản trị
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy công ty
Nguồn: Phòng tài vụ tổ chức hành chính
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH (Ban giám đốc) Phòng tài vụ, Phòng tổ chức Phòng Kế hoạch - quản lý dự án Phòng thiết kế 1, 2, 3 Đội khảo sát địa hình 1,2,3 Phòng địa chất thí nghiệm Phòng giám sát kỹ thuật Phòng quản lý chất lượng
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán trưởng, ban kiểm soát.
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐQT, HĐQT.
Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm phân công công việc cụ thể cho các thành viên HĐQT, các thành viên HĐQT chịu trách nhiệm công việc trước chủ tịch HĐQT.
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám đốc.
- Giám đốc công ty có trách nhiệm phân công cụ thể cho các thành viên Ban giám đốc, các thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các công việc được giao và uỷ quyền.
* Phòng Tài vụ - Tổ chức hành chính.
+ Chức năng: Là một phòng chuyên môn của công ty , giúp cho Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Giám đốc về mọi hoạt động tổ chức, nhân viên và thống nhất việc quản lý công tác tổ chức nhân viên trong công ty , tham mưu cho HĐQT, ban Giám đốc về công tác kế toán, tài chính theo luật kế toán và các quy định của pháp luật hiện hành.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn.
Xây dựng các phương án trình HĐQT, ban Giám đốc, về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các phòng, đội sản xuất trong công ty , biên chế lại các nhân viên thuộc các phòng, đội sản xuất.
Xây dựng quy hoạch đội ngũ nhân viên, đề nghị HĐQT, ban Giám đốc cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Đề xuất trình HĐQT, ban Giám đốc về công tác điều hành, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, nâng bậc lương, thi tuyển, kỷ luật, thôi việc, nghỉ chế độ đối với nhân viên công nhân viên.
Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, quy chế thực hiện dân chủ trong công ty .
Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, dân quân tự vệ.
Thường trực công tác thi đua, khen thưởng của công ty , công tác tổng hợp văn phòng, thông báo nội dung họp của HĐQT và Đại hội đồng cổ đông.
Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, đánh máy, thủ kho, tạp vụ, bảo vệ