Học thuyết hai nhóm yếu tố của Federick Herzberg (1959)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La (Trang 37)

Năm 1968, lý thuyết gia quản trị người Hoa Kỳ - Frederic Herzberg cho rằng chìa khóa của động lực làm việc nằm chính trong công việc bằng việc thiết kế công việc và sự phong phú của công việc. Tổng hợp và phân tích kết quả phỏng vấn hơn 4.000 người lao động với 2 câu hỏi: “Những lần mà bạn cảm thấy hài lòng về công việc của bạn?” và “Những lần mà bạn cảm thấy tồi tệ về công việc của bạn?” cùng kết quả của nhiều nghiên cứu khác tập trung vào sự hài lòng của người lao động đối với công việc ông đã đề xuất 2 mô hình nhân tố bao gồm:

- Tập hợp các nhân tố duy trì/không hài lòng: Chế độ, chính sách quản trị của công ty ; Sự giám sát, quản lý không thích đáng trong công việc; Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của người lao động; Lương bổng, các khoản thù lao và phúc lợi, những giá trị vật chất nhận được không phù hợp hoặc chứa đựng nhiều nhân tố không công bằng; Quan hệ xã hội ở nơi làm việc: Quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp…không đạt được sự hài lòng.

Các nhân tố này được xem như các nhân tố thuộc về sự thỏa mãn bên ngoài có tác dụng duy trì trạng thái làm việc bình thường, nếu các yếu tố này được thỏa mãn có thể người lao động chỉ coi đó là điều tất nhiên nhưng nếu không có chúng, người lao động sẽ trở nên bất mãn và hiệu suất làm việc giảm sút.

- Tập hợp các yếu tố khuyến khích/hài lòng: Sự thành đạt trong công việc, việc đạt được kết quả công việc như mong muốn; Sự thừa nhận của công ty , lãnh đạo, của đồng nghiệp; Trách nhiệm trong công việc; Sự tiến bộ trong nghề nhiệp; Sự phong phú trong công việc, thách thức trong công việc; Cơ hội phát triển, có cơ hội thăng tiến, cơ hội học tập và trưởng thành như mong muốn.

Các nhân tố này được xem như các nhân tố thuộc về sự thỏa mãn bên trong có tác dụng thúc đẩy người lao động làm việc hăng hái hơn. Những nhân tố này nằm chính trong công việc, trong bản chất - sự phong phú - phân quyền … Nếu thiếu chúng người lao động có thể vẫn làm việc bình thường nhưng trong thâm tâm họ sẽ thiếu hài lòng với công việc được giao, giảm hứng thú làm việc. Do vậy, việc tái thiết kế công việc nhằm tạo được sự

phong phú trong công việc, giao đúng người đúng việc sẽ làm cách tạo động lực làm việc vô cùng hiệu quả.

Theo Herzberg, các yếu tố duy trì cần có trước rồi các yếu tố khuyến khích mới có tác dụng. Các yếu tố duy trì cần được đảm bảo trước khi tập trung vào các yếu tố khuyến khích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La (Trang 37)