Học thuyết về nhu cầu của Abrahm Maslow

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La (Trang 34)

Con người cá nhân hay con người trong công ty chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Nói cách khác, nhà quản lý có thể điều khiển được hành vi của người lao động bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận.

Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và đi đến kết luận rằng nhu cầu của con người có thể phân thành những cấp độ nhu cầu khác biệt cơ bản dưới dạng sơ đồ bậc thang. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc.

Hình 2.1: Tháp nhu cầu Maslow

- Các nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cấp thấp của hệ thống thứ bậc các nhu cầu và là nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, nhà ở, các nhu cầu sinh học... Tại nơi làm việc, nhu cầu vật chất của người lao động phải được thỏa mãn bằng mức lương hợp lý để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, bằng bữa ăn trưa và khoảng thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, thoát khỏi sự mệt mỏi hay sự đơn điệu của công việc. Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới một mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người.

- Nhu cầu an toàn: như an toàn về tính mạng, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản…Công việc ổn định lâu dài, điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, sự bảo đảm đối xử công bằng theo các quy định và nguyên tắc chung tại nơi làm việc là những điều khiến người lao động cảm thấy đạt được nhu cầu an toàn.

- Nhu cầu xã hội: Bản chất tự nhiên của con người là sống thành tập thể, chúng ta đều muốn là thành viên của một nhóm nào đó, muốn có gia đình êm ấm, bạn bè thân hữu tin cậy và duy trì các mối liên hệ với những người khác. Đó chính là nhu cầu giao tiếp để phát triển bằng những mối quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với công ty , nhu cầu được yêu thương gắn bó, liên kết và chấp nhận. Do đó rất cần tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động được làm việc theo nhóm, mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, tham gia các hoạt động vui chơi, các câu lạc bộ, giải trí tập thể, khuyến

Nhu cầu cơ bản Nhu cầu an toàn

Nhu cầu xã hội Nhu cầu tôn trọng Nhu cầu tự hoàn thiện

khích mọi người cùng hợp tác, chia sẻ, tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển công ty , đó cũng là cách giúp người lao động có ý thức cộng đồng hay tinh thần đồng đội.

- Nhu cầu được tôn trọng: Đây là mong muốn nhận được sự chú ý, quan tâm, tôn trọng và tin tưởng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động. Điều này cho thấy bản thân từng cá nhân đều có xu thế tự trọng cao muốn trở thành người hữu dụng, mong muốn sự thành đạt, tài năng, năng lực, kiến thức của họ được mọi người xung quanh thừa nhận và tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Ở trong các công ty , bên cạnh được trả lương thỏa đáng, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Tại nơi làm việc, những vật tượng trưng cho địa vị có thể thỏa mãn các nhu cầu này như được xe của công ty đưa đón, phòng làm việc tiện nghi…Đối với những người lao động khác nếu chưa đủ điều kiện để có một địa vị cao thì cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công, công nhận kết quả sáng kiến của cá nhân một cách rộng rãi hay phần thưởng về thâm niên công tác, hệ thống các giải thưởng trao tặng để chứng tỏ sự đánh giá và công nhận thành tích đối với cá nhân hay một cơ hội thăng tiến trong tương lai sẽ khiến người lao động cảm thấy thỏa mãn.

- Nhu cầu tự hoàn thiện: Cấp độ cao nhất này là nhu cầu biểu lộ và phát triển khả năng của cá nhân, nhu cầu này đặc biệt quan trọng đối với nhân sự cấp cao. Con người tự khẳng định mình trong những nhiệm vụ mang tính thách thức hơn, qua đó họ không những chứng tỏ năng lực cá nhân mà còn có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Ở cấp độ này con người có xu hướng tự hoàn thiện, tự thân vận động để phát huy tối đa tiềm năng của mình một cách tự nguyện, sáng tạo và rất có trách nhiệm. Hành vi của con người chịu sự chi phối của các nhu cầu chưa được thỏa mãn và con người luôn đòi hỏi nhiều hơn. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Khi một nhu cầu được thỏa mãn, con người lại khao khát vươn lên để thỏa mãn nhu cầu cao hơn tạo nên một chuỗi các hành động liên tục. Theo đó có thể thấy nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Vì vậy, nhà quản lý sẽ có cách khuyến khích và động viên lao động hiệu quả nếu có chính sách rõ ràng về việc tìm hiểu nhu cầu

của người lao động để có biện pháp tạo động lực lao động một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w