Bên cạnh việc tạo động lực bằng yếu tố vật chất để giúp người lao động duy trì và nâng cao mức sống thì động lực tinh thần có tác động trực tiếp đến trạng thái tinh thần của người lao động.
Công ty cần phải quan tâm tới phân công công bố trí công việc hợp lý cho người lao động. Nếu người lao động được phân công thực hiện một công việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích của họ sẽ làm cho họ có những hứng thú trong công việc, có trách nhiệm với kết quả công việc. Tuy nhiên nếu giao cho họ những công
việc quan trọng hơn, đòi hỏi trình độ cao hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, lương thưởng cao hơn... so với công việc hiện tại thì người lao động sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn, các nhu cầu cơ bản không những được thỏa mãn mà nhu cầu cao hơn cũng được thỏa mãn. Trên thực tế doanh nghiệp không thể đáp ứng cho tất cả người lao động công việc mà họ ưa thích, song quan điểm nâng cao chất lượng công tác tạo động lực lao động kết hợp với việc tổ chức lao động khoa học, bố trí lao động hợp lý, doanh nghiệp có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản về công việc cho người lao động một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy, nhà quản trị cần áp dụng các biện pháp sáng tạo nhằm tạo động lực cho người lao động, chẳng hạn như làm phong phú công việc, luôn tạo sự mới mẻ trong công việc để người lao động làm việc một cách hiệu quả hơn.
Muốn tạo động lực cần phải cải thiện mối quan hệ giữa các cấp. Một công ty muốn vượt qua được những khó khăn, biến cố trong nền kinh tế thị trường thì cần phải có một bộ máy làm việc đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau. Để làm được điều này công ty cần phải cải thiện mối quan hệ giữa các cấp cho người lao động gần gũi với lãnh đạo hơn và tạo nên mối quan hệ đoàn kết và tin tưởng nhau hơn.
Công tác đào tạo và phát triển người lao động tạo điều kiện để họ được tiếp xúc với các công nghệ mới, bồi dưỡng kiến thức tạo cơ hội để cho họ có thể được thăng tiến.
Tạo động lực lao động cần phải có sự quan tâm và đánh giá công bằng của cấp trên. Tâm lý của người lao động nào cũng vậy, họ luôn mong muốn nhà quản trị giao cho họ những công việc phải hấp dẫn, có sự thách đố, đòi hỏi sự phấn đấu và kết quả công việc của họ phải được đánh giá một cách nghiêm túc, nhìn nhận một cách khách quan và đúng với công sức mà họ đã bỏ ra để thực hiện. Nhưng quan trọng hơn là nhờ công việc đó họ có cơ hội để thể hiện bản thân, nhận được sự chú ý của cấp trên và sự kính nể của đồng nghiệp.
Tạo động lực còn cần phải tạo môi trường làm việc thoải mái. Vấn đề lao động không chỉ dừng lại ở khai thác tối đa con người mà cần phải chú ý đến các yếu tố tâm lý chi phối thái độ của người lao động trong quá trình làm việc, tức là phải tạo được không khí phấn khởi, thoải mái tại nơi làm việc. Bởi vì người lao động giành nhiều thời gian trong tổng quỹ thời gian là ở doanh nghiệp. Vì vậy họ làm sao có thể làm việc tốt nếu như môi trường đó thật sự ngột ngạt và làm
họ thấy không thoải mái. Từ đó có thể thấy rằng phải tạo ra được môi trường tối ưu, một môi trường văn hóa nhân văn thuận lợi cho sự phát triển của nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp.