Thực trạng cán bộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nam Trực (Trang 52)

Nông thôn huyện Nam Trực đến tháng 3 năm 2010.

Bảng 2.1 : Thực trạng cán bộ tại chi nhánh.

Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng ( % )

Tổng số cán bộ 45 100

Theo giới tinh

Nam 22 48.89

Nữ 23 51.11

Theo trình độ học vấn

Đại học 33 73.33

Cao đẳng và trung cấp 12 26.67

Theo sự phân công, bố trí cán bộ

Ban giám đốc 3 6.67

Phòng tín dụng 8 17.78

Phòng hành chính - nhân sự 1 2.22

Phòng kế toán - ngân quỹ 12 26.67

Phòng giao dịch 21 46.67

 Nhìn vào bảng trên có thể nói, cán bộ công nhân viên tại chi nhánh có trình độ học vấn khá cao và khá đồng đều. Hàng năm, Ban lãnh đạo của Ngân hàng cấp trên cũng nhƣ Ban lãnh đạo của chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên trong chi nhánh, giúp các cán bộ công nhân viên củng cố và nâng cao kiến thức, cũng kỹ năng làm việc nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ những yêu cầu của Ban lãnh đạo.

 Việc phân công, bố trí cán bộ nhƣ trên là rất phù hợp với bộ máy làm việc của ngân hàng, giúp nó vận hành một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất có thể, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

2.2.5 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Nam Trực trong thời gian qua.

2.2.5.1 Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng những năm vừa qua. ngân hàng những năm vừa qua.

a. Thuận lợi: Nam Trực là 1 huyện nằm phía đông nam tỉnh Nam Định, là vùng đồng bằng màu mỡ phù hợp phát triển ngành nông nghiệp. Tại đây phát triển chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số ngành công nghiệp.Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều đạt khá, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 320 tỷ đồng, đạt 106,8% kế hoạch năm. Thu ngân sách hàng năm là 300.255 triệu đồng, đạt 145% KH năm.

 Là Ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu nhà nƣớc nên tạo đƣợc tâm lý an toàn và tin tƣởng cho ngƣời dân gửi tiền vào Ngân hàng.

 Chính phủ và Ngân Hàng nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng và giải pháp điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ban hành nhiều chính sách mới nhƣ quy chế cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay….tạo điều kiện cho NHNo&PTNT huyện Nam Trực hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của ngân hàng, góp phần huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ cũng nhƣ của các tổ chức kinh tế để ngân hàng có vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

 Dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc tạo nên một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, trao quyền tự chủ trong kinh doanh cho các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình, thúc đẩy việc thực hiện đa dạng hóa các phƣơng thức cho vay, tạo hiệu quả cao trong công tác cho vay.

 Ban Giám đốc điều hành có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu; cùng với một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nhiệt tình trong công việc… từng bƣớc đƣa chi nhánh vƣợt qua những thử thách khó khăn lớn, tồn tại và phát triển vững mạnh.

b. Khó khăn: bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Nam Trực cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh:

 Nam trực là 1 huyện thuần nông, ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp nên thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, chính vì thế công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

 Sự suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hƣởng. Cùng với những căng thẳng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trong năm 2008 gây khó khăn trong công tác huy động vốn cũng nhƣ công tác cấp tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua.

2.2.5.2 Kết quả thực hiện

 Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, hoạt động tổ chức ngân hàng thƣơng mại nói chung và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Trực nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng trong nhiều mặt, vốn huy động và cho vay của chi nhánh ngày càng tăng, góp phần kiềm chế lạm phát,… Chi nhánh đang dần đƣợc hoàn thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao, thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng gửi tiền cũng nhƣ khách hàng đặt quan hệ thanh toán và tín dụng.

Công tác huy động vốn.

 Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, nền tảng cơ sở quan trọng đầu tiên là nguồn vốn. Trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động đƣợc tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ và các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

 Kết quả của công tác huy động vốn trong những năm qua đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Nam Trực

giai đoạn 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng NV huy động 155.627 100 197.060 100 236.428 100

I.Phân theo đối tƣợng

2.Tiền gửi DN&các

TCKT 7.748 4,98 585 0,30 12.297 5,20

3.Tiết kiệm ngoại tệ

(quy đổi VNĐ) 13.227 8,50 18.905 9,59 15.725 6,65

II.Phân theo thời gian

1. Ngắn hạn 126.797 81,47 169.550 86,04 217.636 92,05 2. Trung-dài hạn 28.830 18,53 27.510 13,96 18.792 7,95

III.Phân theo kỳ hạn

1. Không kỳ hạn 950 0,61 1.273 0,65 34.992 14,80 2. Có kỳ hạn 154.677 99,39 195.787 99,35 201.436 85,20

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009)

Nhận xét:

 Năm 2007, tổng nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc tại địa phƣơng là 155.627 tr.đ. Trong đó:

Tiền gửi của dân cƣ là 134.652 tr.đ, chiếm 86,52% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các DN&các TCKT là 7.748, chiếm 4,98% và tiết kiệm ngoại tệ (quy đổi VNĐ) là 13.227 tr.đ, chiếm 8,5%.

Tiền gửi ngắn hạn là 126.797 tr.đ, chiếm 81,47% và tiền gửi trung-dài hạn là 28.830 tr.đ, chỉ chiếm 18,53%.

Trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động đƣợc tại địa phƣơng, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, 154.677 tr.đ, chiếm 99,39%; tiền gửi không kỳ hạn chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động ( 950 tr.đ, chiếm 0,61%)

 Đến thời điểm cuối năm 2008, nguồn vốn chi nhánh huy động đƣợc tại địa phƣơng là 197.060 tr.đ, tăng 41.433 tr.đ so với năm 2007, tƣơng ứng tăng 26,62%. Lúc này, cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự thay đổi:

Tiền gửi của dân cƣ tăng lên là 177.570 tr.đ, tăng 42.918 tr.đ, tƣơng ứng tăng 31,87%. Lúc nay, tỷ lệ tiền gửi của dân cƣ trong tổng nguồn vốn huy đông cũng gia tăng: chiếm 90,11%. Tiền gửi của các DN&các TCKT trong tổng nguồn vốn giảm xuống: từ 7.748 tr.đ vào cuối năm 2007 giảm xuống còn 585 tr.đ vào cuối năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm này, sự bất ổn của nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản, các ngân hàng trong nƣớc cũng không

nằm ngoài sự ảnh hƣởng đó. Điều này gây tâm lý lo ngại đối với một số doanh nghiệp thừa vốn cũng không dám gửi vào ngân hàng. Tiết kiệm ngoại tệ gia tăng từ 13.227 tr.đ năm 2007 lên 18.905 tr.đ năm 2008, đồng thời cũng làm gia tăng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động.

Cơ cấu các loại tiền gửi cũng có sự thay đổi. Tiền gửi ngắn hạn gia tăng từ 126.797 tr.đ năm 2007 lên 169.550 tr.đ năm 2008, tức là tăng 42.753 tr.đ tƣơng ứng tăng 33,72%. Trong năm này tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn trong tổng số tiền gửi của dân cƣ cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trƣớc, chiếm 86,04% ( năm trƣớc tiền gửi ngắn hạn chiếm 81,47%). Kéo theo đó, tiền gửi trung-dài hạn của năm này giảm xuống cả về số lƣợng và tỷ trọng.

Cơ cấu và số lƣợng các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cũng không thay đổi đáng kể. Chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tiền gửi có kỳ hạn với 195.787 tr.đ, chiếm 99,35%. Tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số tiền gửi của dân cƣ ( 0,65%).

 Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tổng nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc tại địa phƣơng là 236.428 tr.đ, tăng 39.368 tr.đ so với thời điểm cuối năm 2008, tƣơng đƣơng tăng 19,98%. Tại thời điểm này cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự thay đổi rõ ràng:

 Tiền gửi của dân cƣ là 208.406 tr.đ, chiếm 88,15% tổng vốn huy động, cho thấy số tiền gửi thì tăng so với năm trƣớc nhƣng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn thì giảm so với năm trƣớc.

 Tiền gửi của các DN và các TCKT có sự gia tăng đáng kể so với năm 2008 cả về số tiền và tỷ trọng trong tổng số tiền gửi huy động đƣợc. Thời điểm cuối năm 2008 chỉ có 585 tr.đ, chiếm 0,3%, đến thời điểm cuối năm 2009 tăng lên là 12.297 tr.đ, chiếm 5,2%. Có đƣợc sự gia tăng đáng kể này là do trong năm này nền kinh tế đã đi vào ổn định, chi nhánh ngân hàng vẫn đứng vững và phát triển sau cơn khủng hoảng, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đã thực sự tin vào khả năng tài chính của ngân hàng cũng nhƣ khả năng làm việc của tất cả các cán bộ ngân hàng. Tiết kiệm ngoại tệ sụt giảm cả về số tiền và tỷ trọng.

 Tiền gửi ngắn hạn tăng cả về số lƣợng và tỷ trọng, từ 169.550 tr.đ vào thời điểm cuối năm 2008, tăng lên 217.636 tr.đ vào thời điểm cuối năm 2009 với sự gia tăng về tỷ trọng từ 86,04% năm 2008 lên 92,05% năm 2009. Điều này có nghĩa tiền gửi trung-dài hạn tại thời điểm này đã sụt giảm.

* Các giải pháp đã thực hiện để đạt được những thành quả nêu trên:

Điều hành về lãi suất linh hoạt, kịp thời, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phù hợp trên cơ sở có tính toán về khả năng tài chính của chi nhánh và kết hợp hài hòa giữa huy động vốn và cho vay.

Làm tốt công tác thanh toán, chuyển tiền nhanh, thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi để thanh toán qua Ngân hàng.

Đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao nhận thức về công tác huy động vốn đối với cán bộ nhân viên toàn chi nhánh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cƣờng khả năng tiếp thị…

Hoạt động cho vay.

 Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng, có thể nói đây là đầu ra chính tạo ra thu nhập lớn nhất của sản phẩm Ngân hàng. Chính vì vậy, song song với công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn đó sao có hiệu quả nhất là mục tiêu phấn đấu của chi nhánh Ngân hàng huyện Nam Trực. Tuy nhiên, ngoài mục tiêu trên thì chi nhánh còn có nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn ở địa phƣơng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa mà Nhà nƣớc giao cho.

Bảng 2.3: Tình hình cho vay của chi nhánh giai đoạn 2007-2009

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 235.773 100 265.681 100 312.134 100 I.Phân theo kỳ hạn 1.Ngắn hạn 221.430 93,92 243.600 91,69 277.834 89,01 2.Trung-dài hạn 14.343 6,08 22.081 8,31 34.300 10,99 II.Phân theo hình thức 1.UTĐT 13.872 5,88 12.000 4,52 17.505 5,61 2.Thông thƣờng 221.901 94,12 253.681 95,48 294.629 94,39 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009)

 Tổng dƣ nợ của chi nhánh ngân hàng huyện Nam Trực có sự gia tăng qua các năm. Năm 2007, tổng dƣ nợ là 235.773 tr.đ, trong đó:

Dƣ nợ ngắn hạn là 221.430 tr.đ, chiếm 93,92% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ trung-dài hạn là 14.343 tr.đ, chiếm 6,08%.

Dƣ nợ thông thƣờng là 221.901 trđ, chiếm 94,12%. Dƣ nợ UTĐT là 13.872%, chiếm 5,88%.

 Năm 2008, tổng dƣ nợ của chi nhánh có sự gia tăng, từ 235.773 tr.đ năm 2007 tăng lên là 265.681 tr.đ năm 2008, tức là tăng 29.908 tr.đ, tƣơng ứng tăng 12,69%. Trong đó:

Dƣ nợ ngắn hạn gia tăng về số tiền, tăng từ 221.430 tr.đ năm 2007 lên 243.600 tr.đ năm 2008, nhƣng tỷ trọng của nó trong tổng dƣ nợ sụt giảm từ 93,92% năm 2007 xuống còn 91,69% năm 2008. Dƣ nợ trong-dài hạn gia tăng cả về số tiền và tỷ trọng: từ 14.343 tr.đ năm 2007 với tỷ trọng chiếm 6,08% tổng dƣ nợ tăng lên 22.081 tr.đ chiếm 8,31% trong tổng dƣ nợ năm 2008.

Dƣ nợ thông thƣờng gia tăng cả về số tiền và tỷ trọng trong tổng dƣ nợ, dƣ nợ ủy thác đầu tƣ giảm cả về số tiền lẫn tỷ trọng của nó trong tổng dƣ nợ của năm 2008

 Đến thời điểm cuối năm 2009, tổng dƣ nợ của chi nhánh tăng lên là 312.134 tr.đ, tăng 46.453 tr.đ so với thời điểm cuối năm 2008, tƣơng ứng tăng 17,48%. Song, cơ cấu tổng dƣ nợ của chi nhánh có sự thay đổi đáng kể.Cụ thể:

Dƣ nợ ngắn hạn tăng 342.43 tr.đ, tăng tƣơng ứng 14,06% so với năm 2008. Nhƣng tỷ trọng của nó trong tổng dƣ nợ của chi nhánh tại thời điểm cuối năm 2009 sụt giảm so với năm 2008, từ 91,69% năm 2008 giảm xuống còn 89,01% năm 2009. Dƣ nợ trung-dài hạn gia tăng cả về số tiền và tỷ trọng.

Tại thời điểm này dƣ nợ thông thƣờng tiếp tục gia tăng. Song tỷ trọng của nó trong tổng dƣ nợ có sự sụt giảm. Dƣ nợ UTĐT có sự gia tăng cả về số tiền và tỷ trọng.

 Ngân hàng chủ yếu cho vay dƣới hình thức thông thƣờng trong thời hạn 1 năm (ngắn hạn) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của dân cƣ trong địa bàn huyện. đây cũng là xu thế chung của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay vì hoạt động cho vay trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro hơn.

 Nhƣ vậy, có đƣợc sự gia tăng trong tổng dƣ nợ qua các năm này do có sự cống hiến, sự cố gắng của tất cả các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Bên cạnh đó, chi

nhánh cũng đã biết áp dụng các biện pháp nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho hoạt động cấp tín dụng nhƣ: áp dụng các mức lãi suất cho vay hấp dẫn; đào tạo, nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án cho vay của các cán bộ nhân viên trong chi nhánh;…

Kết quả hoạt động kinh doanh:

 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đƣợc thể hiện ở bảng 2.4 dƣới đây:

 Tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2007 là 267.660 tr.đ, sang năm 2008 là 295.585 tr.đ, tăng 27.925 tr.đ so với năm 2008, tăng tƣơng ứng 10,43%. Năm 2009, tổng nguồn vốn của chi nhánh tiếp tục tăng lên là 330.463 tr.đ, tăng 11,8% so với năm 2008.

 Tổng dƣ nợ của chi nhánh trong năm 2008 là 265.681 tr.đ, tăng 29.908 tr.đ so với năm 2007, tƣơng ứng tăng 12,69%. Qua năm 2009, tổng dƣ nợ của chi nhánh tiếp tục tăng lên là 312.134 tr.đ, tăng 46.453 tr.đ so với năm 2008, tăng tƣơng ứng 17,48%. Có đƣợc những kết quả đáng khen ngợi này là do có sự cố gắng nỗ lực hết mình của toàn thể ban lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên trong chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ của phòng tín dụng đã làm tốt công tác huy động vốn cũng nhƣ cho vay, cấp tín dụng.

 Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2007 là 0,05% và năm 2008 tăng lên là 0,075%, tăng 0,025% so với năm 2007. Điều này là do trong năm 2008, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, các hộ đi vay vốn về sản xuất kinh doanh bị thua lỗ nên mất khả năng chi trả hoặc phải lùi thời hạn chi trả, làm cho nợ xấu trong năm này gia tăng từ 118 tr.đ năm 2007 lên là 199 tr.đ năm 2008. Sang năm 2009, tỷ lệ nợ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nam Trực (Trang 52)