Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nam Trực (Trang 47)

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NAM TRỰC.

2.2.1 Sự ra đời và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Trực.

 NHNo&PTNT huyện Nam Trực đƣợc tách ra từ NHNo&PTNT huyện Nam Ninh. Theo quyết định 454/QĐ/HĐQT – TCCB của Hội đồng quản trị Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ( quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam ) NHNo&PTNT huyện Nam Trực đƣợc thành lập nhằm tiếp tục huy động nguồn vốn chủ động đáp ứng nhu cầu vốn vay đầu tƣ phát triển kinh tế trên địa bàn ( tiếp tục thực hiện QĐ 67/QĐ – TTg ngày 31/03/1999 của Thủ tƣớng chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn ) góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

 Năm 1997, ngân hàng chuyển sang là ngân hàng chuyên doanh và chịu sự quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Và đến nay, trải qua hơn 13 năm hoạt động với nhiều biến động, thăng trầm chi nhánh đã tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh, tạo dựng đƣợc lòng tin đối với khách hàng.

 NHNo&PTNT huyện Nam Trực là ngân hàng cấp II trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Là đại diện

hợp pháp, thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.

 NHNo&PTNT huyện Nam Trực gồm 1 hội sở chính , 1 phòng giao dịch và 2 chi nhánh ngân hàng trực thuộc, đƣợc xây dựng khang trang tại các khu trung tâm kinh tế. NHNo&PTNT huyện là đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với NHNo&PTNT tỉnh Nam Định theo quy định 946A của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Trực.

 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Trực có cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng đƣợc trao quyền lực nhất định trong phạm vi chuyên môn mà bộ phận đó đảm nhiệm để đảm bảo hoạt động kinh doanh đƣợc tiến hành thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Ban giám đốc: Gồm 1 ĐC Giám đốc và 2 ĐC Phó Giám đốc, là những ngƣời trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Nam Trực

Giám đốc: có trách nhiệm phụ trách chung thực hiện phân công các phó Giám đốc; phụ trách các chuyên đề trực thuộc sự chỉ đạo của Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Nam Định; trực tiếp phụ trách các chuyên đề:

Ban giám đốc Phòng tín dụng Thủ quỹ Kế toán viên Kế toán trƣởng Phòng giao dịch Phòng hành chính Phòng kế toán

Công tác tổ chức cán bộ.

Công tác kiểm tra, rà soát nội bộ. Phụ trách công tác kế hoạch. Chỉ đạo chi nhánh NH cấp III

Phó giám đốc: Dƣới sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng, đƣợc phân công phụ trách kế hoạch ngân quỹ, chỉ đạo về nghiệp vụ kế toán, quỹ; chỉ đạo công tác tín dụng trong phạm vi đƣợc phụ trách; phụ trách 3 phòng giao dịch: PGD Cầu Vòi, NH Nam Hồng và PGD 3/2.

Phòng tín dụng: là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu hoạt động của ngân hàng, có chức năng chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, đầu tƣ, chiết khấu,....Nhiệm vụ của phòng là:

Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hƣớng đầu tƣ tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất với lƣu thông và tiêu dùng.

Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế - kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và có hiệu quả cao.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT Tỉnh

Tham mƣu cho ban giám đốc về mục tiêu, chiến lƣợc hoạt động kinh doanh.  Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc nhƣ thanh toán liên ngân hàng theo hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thanh toán bù trừ giữa ngân hàng với ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp với nhau. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng. Phòng kế toán có nhiệm vụ và vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở hạch toán mọi hoạt động của ngân hàng.

Nhiệm vụ của bộ phận kế toán là huy động vốn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp…Thực hiện nhiệm vụ thanh toán bằng Séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, cập nhật tích lũy số liệu, hạch toán các tài khoản cho vay, thu nợ, thu lãi chính xác và kịp thời.

Nhiệm vụ của bộ phận ngân quỹ là thu chi kịp thời các khoản của khách hàng giao dịch. Khi bộ phận kế toán chuyển chứng từ thu chi sang, cán bộ ngân quỹ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ rồi tiến hành thu chi cho khách hàng. Cán bộ thủ quỹ có sổ quỹ để theo dõi thu chi, cân đối khớp đúng số dƣ với bộ phận kế toán.

Phòng hành chính – nhân sự: làm công tác hành chính nhƣ tiếp khách; văn thƣ; lễ tân; công tác lƣu trữ; tham mƣu, mở rộng mạng lƣới kinh doanh; định mức lao động; trực tiếp phục vụ, quản lý và hỗ trợ cán bộ; thực hiện công tác thi đua khen thƣởng …các công tác hành chính cũng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Công tác hành chính tốt có thể giúp cho Ngân hàng phát triển và đổi mới.

Các phòng giao dịch: do tình hình địa lý, nhu cầu của khách hàng nên NHNo&PTNT huyện Nam Trực đã mở 3 PGD ( hay còn gọi là ngân hàng cấp III ): NH Cầu Vòi, NH Nam Hồng và PGD 3/2. Ba phòng giao dịch này đƣợc đặt tại trung tâm các xã nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất và tiện lợi nhất có thể.

 Giám đốc ngân hàng cấp III trực tiếp điều hành và thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh cấp III; nhiệm vụ ủy quyền của Giám đốc ngân hàng cấp trên theo quy định.

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyện Nam Trực.

 Sau hơn 13 năm hoạt động, trên cơ sở cho phép và ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đang có theo quy định của pháp luật và cơ chế của Ngân hàng Nhà Nƣớc ban hành:

 Huy động vốn:

Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nƣớc và nƣớc ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Nghiệp vụ cho vay:

Cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.

Cho vay trung hạn và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.

 Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh nhƣ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành,… và các hình thức bảo lãnh khác theo phân cấp ủy quyền.

 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ nhƣ: Thực hiện thanh toán trong nƣớc, dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ thu phát tiền mặt, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, thanh toán thẻ quốc tế, thu đổi séc du lịch, thu đổi ngoại tệ mặt,...

 Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối nhƣ thanh toán quốc tế, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu,…

 Các nghiệp vụ ngân hàng khác nhƣ: Dịch vụ thẻ ATM, chiết khấu giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác.

 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ theo quy định.

 Tổ chức lấy số liệu điều tra tình hình kinh tế xã hội tại huyện Nam Trực, thực hiện phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hƣớng phát triển của NHNo&PTNT và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

 Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị phục vụ quảng bá thƣơng hiệu NHNo&PTNT Việt Nam và hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.2.4 Thực trạng cán bộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nam Trực đến tháng 3 năm 2010. Nông thôn huyện Nam Trực đến tháng 3 năm 2010.

Bảng 2.1 : Thực trạng cán bộ tại chi nhánh.

Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng ( % )

Tổng số cán bộ 45 100

Theo giới tinh

Nam 22 48.89

Nữ 23 51.11

Theo trình độ học vấn

Đại học 33 73.33

Cao đẳng và trung cấp 12 26.67

Theo sự phân công, bố trí cán bộ

Ban giám đốc 3 6.67

Phòng tín dụng 8 17.78

Phòng hành chính - nhân sự 1 2.22

Phòng kế toán - ngân quỹ 12 26.67

Phòng giao dịch 21 46.67

 Nhìn vào bảng trên có thể nói, cán bộ công nhân viên tại chi nhánh có trình độ học vấn khá cao và khá đồng đều. Hàng năm, Ban lãnh đạo của Ngân hàng cấp trên cũng nhƣ Ban lãnh đạo của chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên trong chi nhánh, giúp các cán bộ công nhân viên củng cố và nâng cao kiến thức, cũng kỹ năng làm việc nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ những yêu cầu của Ban lãnh đạo.

 Việc phân công, bố trí cán bộ nhƣ trên là rất phù hợp với bộ máy làm việc của ngân hàng, giúp nó vận hành một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất có thể, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

2.2.5 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Nam Trực trong thời gian qua.

2.2.5.1 Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng những năm vừa qua. ngân hàng những năm vừa qua.

a. Thuận lợi: Nam Trực là 1 huyện nằm phía đông nam tỉnh Nam Định, là vùng đồng bằng màu mỡ phù hợp phát triển ngành nông nghiệp. Tại đây phát triển chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số ngành công nghiệp.Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều đạt khá, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 320 tỷ đồng, đạt 106,8% kế hoạch năm. Thu ngân sách hàng năm là 300.255 triệu đồng, đạt 145% KH năm.

 Là Ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu nhà nƣớc nên tạo đƣợc tâm lý an toàn và tin tƣởng cho ngƣời dân gửi tiền vào Ngân hàng.

 Chính phủ và Ngân Hàng nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng và giải pháp điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ban hành nhiều chính sách mới nhƣ quy chế cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay….tạo điều kiện cho NHNo&PTNT huyện Nam Trực hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của ngân hàng, góp phần huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ cũng nhƣ của các tổ chức kinh tế để ngân hàng có vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

 Dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc tạo nên một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, trao quyền tự chủ trong kinh doanh cho các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình, thúc đẩy việc thực hiện đa dạng hóa các phƣơng thức cho vay, tạo hiệu quả cao trong công tác cho vay.

 Ban Giám đốc điều hành có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu; cùng với một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nhiệt tình trong công việc… từng bƣớc đƣa chi nhánh vƣợt qua những thử thách khó khăn lớn, tồn tại và phát triển vững mạnh.

b. Khó khăn: bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Nam Trực cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh:

 Nam trực là 1 huyện thuần nông, ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp nên thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, chính vì thế công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

 Sự suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hƣởng. Cùng với những căng thẳng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trong năm 2008 gây khó khăn trong công tác huy động vốn cũng nhƣ công tác cấp tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua.

2.2.5.2 Kết quả thực hiện

 Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, hoạt động tổ chức ngân hàng thƣơng mại nói chung và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Trực nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng trong nhiều mặt, vốn huy động và cho vay của chi nhánh ngày càng tăng, góp phần kiềm chế lạm phát,… Chi nhánh đang dần đƣợc hoàn thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao, thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng gửi tiền cũng nhƣ khách hàng đặt quan hệ thanh toán và tín dụng.

Công tác huy động vốn.

 Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, nền tảng cơ sở quan trọng đầu tiên là nguồn vốn. Trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động đƣợc tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ và các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

 Kết quả của công tác huy động vốn trong những năm qua đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Nam Trực

giai đoạn 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng NV huy động 155.627 100 197.060 100 236.428 100

I.Phân theo đối tƣợng

2.Tiền gửi DN&các

TCKT 7.748 4,98 585 0,30 12.297 5,20

3.Tiết kiệm ngoại tệ

(quy đổi VNĐ) 13.227 8,50 18.905 9,59 15.725 6,65

II.Phân theo thời gian

1. Ngắn hạn 126.797 81,47 169.550 86,04 217.636 92,05 2. Trung-dài hạn 28.830 18,53 27.510 13,96 18.792 7,95

III.Phân theo kỳ hạn

1. Không kỳ hạn 950 0,61 1.273 0,65 34.992 14,80 2. Có kỳ hạn 154.677 99,39 195.787 99,35 201.436 85,20

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009)

Nhận xét:

 Năm 2007, tổng nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc tại địa phƣơng là 155.627 tr.đ. Trong đó:

Tiền gửi của dân cƣ là 134.652 tr.đ, chiếm 86,52% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các DN&các TCKT là 7.748, chiếm 4,98% và tiết kiệm ngoại tệ (quy đổi VNĐ) là 13.227 tr.đ, chiếm 8,5%.

Tiền gửi ngắn hạn là 126.797 tr.đ, chiếm 81,47% và tiền gửi trung-dài hạn là 28.830 tr.đ, chỉ chiếm 18,53%.

Trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động đƣợc tại địa phƣơng, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, 154.677 tr.đ, chiếm 99,39%; tiền gửi không kỳ hạn chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động ( 950 tr.đ, chiếm 0,61%)

 Đến thời điểm cuối năm 2008, nguồn vốn chi nhánh huy động đƣợc tại địa phƣơng là 197.060 tr.đ, tăng 41.433 tr.đ so với năm 2007, tƣơng ứng tăng 26,62%.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nam Trực (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)