Hội đồng nhân dân thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 51)

khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân

Khác với cơ quan quản lý hành chính nhà nớc, HĐND là cơ quan đại diện, do dân bầu và chịu trách nhiệm hoạt động trớc dân. HĐND làm việc theo nguyên tắc tập thể, cùng tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phơng. Việc quyết định của HĐND thông qua hình thức ra văn bản pháp luật là nghị quyết của HĐND. Nghị quyết của HĐND phải đợc quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết thông qua, trừ trờng hợp luật quy định khác. Chính với phơng thức làm việc và quyết định tập thể nên kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND. Tại kỳ họp HĐND đa ra các quyết định của mình, HĐND họp công khai. Khi cần thiết HĐND quyết định họp kín theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp hoặc Chủ tịch UBND cùng cấp.

Trong các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp có hai nội dung quan trọng liên quan trực tiếp nhất đến việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai trong hoạt động của HĐND, đó là việc quyết định ngân sách và bầu các chức danh quan trọng của chính quyền các cấp. ở đây việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai thể hiện ở chỗ đại biểu HĐND đợc xem xét cụ thể các khoản thu, chi và quyết toán ngân sách, quyết định nhân sự

nh thế nào? Họ có đợc đầy đủ các thông tin, thời gian, có cơ chế kiểm tra giám sát và quyền đợc yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin trong khi xem xét bàn bạc đi đến quyết định.

Nh vậy, dân chủ, công khai là nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nớc và đặc biệt là thể hiện rõ trong hoạt động của các cơ quan dân cử.

Dân chủ, công khai là nguyên tắc hoạt động cơ bản, chủ yếu của HĐND, thông qua đó đại biểu HĐND thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của mình và cử tri thực hiện giám sát hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND, của HĐND và tham gia quản lý nhà nớc một cách có hiệu quả. Có thể nói, nếu cơ quan dân cử không tổ chức hoạt động thực sự dân chủ công khai thì không tồn tại cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân có thể khái quát những nội dung cơ bản thể hiện nguyên tắc dân chủ, công khai trong tổ chức và hoạt động của HĐND nh sau:

Một là, thực hiện dân chủ, công khai trong bầu cử đại biểu HĐND

Cơ sở pháp lý để thực hiện dân chủ trong bầu cử đại biểu HĐND đ- ợc thể hiện trong các văn bản pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND. Các quy định về bầu cử vừa phản ánh bản chất nhà nớc dân chủ nhân dân, vừa phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nớc, yêu cầu cách mạng đặt ra và thực tiễn cuộc sống.

Dân chủ trong bầu cử đại biểu HĐND là một phần trong việc thực hiện các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nớc và đợc khẳng định trong thực tế tiến hành các cuộc bầu cử ở địa phơng cơ sở.

Hai là, thực hiện dân chủ, công khai trong kỳ họp HĐND

Tại mỗi kỳ họp, HĐND thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời tiến hành các hoạt động giám sát. Kỳ họp là hình thức hoạt động chính, cơ bản của HĐND. ở đây

HĐND thực hiện quyền quyết định của mình. Chính vì vậy, kỳ họp HĐND có vị trí rất quan trọng thể hiện và thực hiện quyền của cơ quan đại diện cho dân. Và chính hiệu quả hoạt động của HĐND đợc bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của các kỳ họp HĐND. Vì vậy, trong các quy định của văn bản pháp luật liên quan cũng nh trong thực tiễn hoạt động của HĐND, thì kỳ họp đợc quy định khá cụ thể và đợc thực hiện nghiêm túc, thể hiện tính dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử - cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phơng.

Ba là, đảm bảo dân chủ, công khai trong hoạt động giám sát của HĐND và hoạt động của đại biểu HĐND

Khác với các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, hoạt động giám sát của HĐND mang tính công khai và hết sức dân chủ. Công khai tr- ớc hết ở nội dung giám sát, chơng trình giám sát, phơng pháp tiến hành giám sát, kết quả giám sát... Những nội dung này đợc thảo luận và công khai trớc các cơ quan hữu quan, đồng thời có những kiến nghị giám sát đợc công bố công khai bằng các phơng tiện thông tin đại chúng hoặc là chất vấn, trả lời chất vấn - một hình thức giám sát hữu hiệu đợc truyền hình trực tiếp và công khai tới cử tri. Việc giám sát của HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND có sự phối hợp của các ban, ngành. Mục đích của giám sát không chỉ là tìm ra các hạn chế, thiếu sót, tồn tại mà còn tìm ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân nơi đợc giám sát.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 51)