Trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phơng

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 66 - 69)

- Về chất lợng đại biểu HĐND

2.1.3.1. Trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phơng

Với vai trò đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Trong các nhiệm kỳ qua, HĐND cùng với UBND thực hiện tốt công tác tiếp dân, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tổ chức tốt các hoạt động tiếp xúc cử tri, bảo đảm thực hiện quyền chất vấn của đại biểu, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hoạt động tiếp xúc cử tri đợc đặc biệt quan tâm, duy trì đều đặn và nề nếp. Trong nhiệm kỳ 1999 - 2004 các tổ đại biểu đã phối hợp chặt chẽ

với Thờng trực HĐND và ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp để thực hiện các hoạt động này, đã có gần 300 cuộc tiếp xúc cử tri của các tổ chức đại biểu, đợc tổ chức trớc và sau mỗi kỳ họp để cử tri phản ánh tâm t, nguyện vọng và thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp và kết quả giải quyết ý kiến cử tri.

Các cuộc tiếp xúc cử tri đợc thực hiện dân chủ, mỗi cuộc có hàng trăm cử tri tham dự với đầy đủ các thành phần, mọi cử tri có ý kiến, kiến nghị đều có thể đến dự tiếp xúc; nhiều nơi đã thực hiện truyền thanh trực tiếp buổi tiếp xúc cử tri. Hoạt động tiếp xúc cử tri ngày càng đợc nâng cao chất lợng do đã bố trí đợc thời gian phù hợp, địa điểm thuận lợi và chú trọng đến đối tợng cử tri là lao động sản xuất trực tiếp. Các cuộc tiếp xúc cử tri đã giúp cho Thờng trực HĐND, các cấp chính quyền có nhiều thông tin bổ ích, giúp cho việc điều hành, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát có hiệu quả tốt hơn. Nhiều nghị quyết của HĐND đợc xây dựng xuất phát từ những ý kiến, kiến nghị của cử tri, do đó đã giải quyết đợc những bức xúc ở cơ sở. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đợc tổng hợp và trình bày tại kỳ họp HĐND, đợc theo dõi, đôn đốc các cơ quan xem xét, giải quyết và trả lời tại kỳ họp tiếp theo. Việc làm này đã nâng cao trách nhiệm của Thủ trởng các cơ quan hành chính và UBND các cấp.

Trên cơ sở đó, HĐND đã thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng tại địa phơng liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đời sống nhân dân và xây dựng chính quyền địa phơng.

- Trong nhiệm kỳ 1999 - 2004, HĐND tỉnh đã tổ chức đợc 11 kỳ họp, thông qua 45 nghị quyết, đặc biệt là đã thông qua đợc các nghị quyết chuyên đề liên quan đến trách nhiệm thực hiện dân chủ trực tiếp của dân, đó là:

+ Nghị quyết về quy định đóng góp trả lơng cho giáo viên mầm non bằng mức lơng tối thiểu của Chính phủ quy định.

+ Nghị quyết về mức đóng góp lệ phí vệ sinh môi trờng ở đô thị, thị trấn, thị tứ.

+ Nghị quyết về quy định giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình đầu t...

- Đối với HĐND cấp huyện, đã tổ chức đợc 11 kỳ họp (không tính cuộc họp tổng kết) và thông qua khoảng trên 20 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết chuyên đề đợc nhân dân ủng hộ và quan tâm (chuyên đề làm giao thông, chuyên đề xây dựng ngân sách xã, thị...).

Một số vấn đề khác cũng rất đợc quan tâm, đó là: + Thẩm định và quyết toán ngân sách.

+ Vay vốn để kiên cố hóa kênh mơng và ngói hóa trờng học. + Thành lập thêm các trờng trung học phổ thông...

Những vấn đề này đã đợc sự phối hợp của HĐND, UBND, và các ngành chuẩn bị chu đáo, đầy đủ để đại biệu HĐND nghiên cứu, thảo luận và quyết định lấy ý kiến tham gia của nhân dân. Chính vì vậy, nghị quyết của HĐND đã đợc thực hiện trong cuộc sống đạt kết quả cao và thiết thực.

-Đối với HĐND cấp xã, việc thực hiện kỳ họp cha thật sự nghiêm túc nh: có khoảng 60% HĐND xã tiến hành họp từ 8 - 9 kỳ họp; 35% HĐND xã tiến hành từ 10 - 11 kỳ họp và khoảng 5% HĐND xã chỉ tiến hành đợc 6 - 7 kỳ họp. Thông qua các kỳ họp, HĐND đã ban hành các nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết chuyên đề có giá trị thúc đẩy kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tế ở một số địa phơng.

Tuy nhiên, chức năng này của HĐND vẫn còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân nh: ý thức trách nhiệm của đại biểu thấp, do sự can thiệp quá sâu của các cơ quan nhà nớc cấp trên... có lúc, có nơi còn xảy ra tình trạng thiếu kỷcơng, các nội dung mà HĐND xã kiến nghị lại không đ-

ợc UBND và các cơ quan, tổ chức khác tôn trọng thực hiện, vô hình chung làm giảm hiệu lực, tiếng nói của HĐND cấp xã.

Nhìn chung, các Nghị quyết của HĐND các cấp ban hành đều có sự kết hợp với việc triển khai các văn bản của các cơ quan nhà nớc cấp trên và cụ thể hóa các nghị quyết của các cấp ủy Đảng, bám sát tình hình thực tế hợp lòng dân nên đợc nhân dân đồng tình ủng hộ. Nghị quyết không chỉ đ- ợc phổ biến trên các phơng tiện thông tin đại chúng mà còn phổ biến thông qua các hoạt động của các đại biểu, tổ đại biểu và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Đã đợc UBND, các ngành, các cấp địa phơng triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w