Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra cơ quan nhà nớc, cán bộ, công chức nhà nớc ở địa phơng

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 47 - 51)

Trong xã hội ta, nhân dân là ngời sáng tạo lịch sử, nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: "Nớc lấy dân làm gốc" [41, tr. 106], t tởng và chân lý đó đã đợc ghi nhận từ Hiến pháp đầu tiên (1946) đến Hiến pháp hiện hành (1992), khẳng định thành nguyên lý: Tất cả quyền lực nhà nớc thuộc về nhân dân và nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua một hệ thống các cơ quan đại diện từ Trung - ơng đến xã, phờng (Quốc hội, HĐND các cấp). Trong đó HĐND các cấp là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, thay mặt nhân dân đã bầu ra mình thực thi quyền lực nhà nớc ở địa phơng bằng cách căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật, tình hình thực tế ở địa phơng mà quyết định các biện pháp để tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật (chức năng…

quyết định).

Mặt khác, để đảm bảo quyền lực của nhân dân, đối với các cơ quan nhà nớc khác nh UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân mặc dù Hiến pháp quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan đó theo hớng phân công và phối hợp các quyền, song vẫn bảo đảm cơ chế chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của các cơ quan đại diện (chức năng giám sát).

Chính thông qua hoạt động giám sát của cơ quan đại diện (Quốc hội, HĐND) mà bảo đảm cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nớc ở Trung -

ơng đến địa phơng đều đặt dới sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của nhân dân, nhằm tăng cờng kỷ luật, kỷ cơng phép nớc, khắc phục tính vô kỷ luật, tính cục bộ địa phơng ngăn chặn và đẩy lùi trình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nớc, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật và các nghị quyết của HĐND đợc chấp hành nghiêm chỉnh. Đây chính là những điều kiện đảm bảo vững chắc cho quyền lực của nhân dân đợc thực hiện trong thực tế. Có thể khái quát sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về chức năng giám sát của HĐND nh sau:

Theo quy định của Sắc lệnh số 63/SL, Sắc lệnh số 77/SL và Hiến Pháp 1946, mặc dù HĐND bầu ra UBHC, nhng sự kiểm tra, giám sát hoạt động của UBHC chủ yếu do UBHC cấp trên thực hiện. HĐND chỉ có quyền yêu cầu phán quyết đối với UBHC - tức là bỏ phiếu tín nhiệm. Ngoài ra HĐND chỉ đợc can thiệp vào hoạt động của UBHC theo yêu cầu của UBHC cấp trên khi cơ quan này không tuân theo mệnh lệnh cấp trên. Nh vậy, hoạt động giám sát của HĐND với UBHC cùng cấp là còn hạn chế. Những quy định tại hai sắc lệnh này, về sau đã đợc Hiến Pháp 1946 xác định ở Chơng 5 từ Điều 57 đến Điều 61, nhằm nâng cao vị trí, vai trò của HĐND trong bộ máy nhà nớc nói chung, trớc UBHC cùng cấp nói riêng.

Theo quy định của Hiến pháp 1959 và Luật Tổ chức HĐND và UBHC năm 1962, HĐND có quyền giám sát các hoạt động của UBHC cùng cấp, TAND cùng cấp và có quyền giám sát các quyết định của UBHC, các nghị quyết của HĐND cấp dới. Khi thực hiện quyền giám sát, HĐND có quyền: bãi miễn các thành viên UBHC cấp mình, bãi miễn Chánh án TAND cấp mình, có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của HĐND cấp dới trực tiếp và những quyết định không thích đáng của UBHC cấp dới trực tiếp. Ngoài ra, HĐND có quyền giải tán HĐND cấp dới trực tiếp khi HĐND có những quyết định làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng.

Theo quy định của Hiến pháp 1980 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983 và 1989, chức năng giám sát của HĐND đã có những điểm mới đợc bổ sung:

Một là, mở rộng đối tợng giám sát của HĐND đoạn 12 Điều 115

Hiến pháp 1980 quy định: Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, HĐND giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên đóng ở địa phơng. Quy định này nhằm bảo đảm cho pháp luật đợc tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vị địa phơng.

Hai là, quyền chất vấn của đại biểu HĐND đợc Hiến pháp quy định

một cách cụ thể hơn, Điều 120 quy định:

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nớc khác của địa phơng. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trớc Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nớc ở địa phơng. Những ngời phụ trách những cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết kiến nghị của đại biểu [57, tr. 102].

Quy định này nhằm nâng cao vai trò của ngời đại biểu HĐND trớc các cơ quan nhà nớc ở địa phơng.

Ba là, lần đầu tiên Quốc hội quy định quyền chất vấn của các Ban

chuyên trách của HĐND đối với UBND, TAND nhằm tăng cờng trách nhiệm của các cơ quan này đối với HĐND đã bầu ra mình (điểm 7 Điều 29 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983).

Bốn là, để nâng cao trách nhiệm của cơ quan hoặc ngời trả lời chất

vấn, Luật quy định: "Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của cơ quan hoặc ngời bị chất vấn" (Điều 36).

Theo quy định của Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) năm 1994 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

Hiến pháp 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nớc, nó đặt cơ sở pháp lý cho công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc nói riêng, trong đó có HĐND. Trong quá trình dự thảo Hiến pháp 1992 mặc dù còn có những ý kiến khác nhau trong việc xác định vị trí, tính chất pháp lý của HĐND, nhng Hiến pháp vẫn tiếp tục khẳng định: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa ph- ơng" (Điều 119).

So với các quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND 1989 thì Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) 1994 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 có một số điểm mới nh sau:

Thứ nhất: Luật mới quy định rõ tên gọi và số lợng các Ban của

HĐND. ở cấp tỉnh HĐND thành lập ba Ban: Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hóa - xã hội, Ban Pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban Dân tộc, HĐND huyện có hai Ban là Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế.

Thứ hai: Luật mới cũng xác định rõ về tổ chức, thành phần của các

Ban: Trởng ban của HĐND có thể hoạt động chuyên trách, và không thể đồng thời là thủ trởng của các cơ quan chuyên môn của UBND và không thể là Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án TAND cùng cấp. Quy định nh vậy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực tế của các Ban, đảm bảo cho ngời giám sát không thể đồng thời là ngời bị giám sát, có nh vậy hoạt động giám sát mới đợc khách quan và vô t.

Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) 1994 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 có nhiều bổ sung quan trọng so với Luật cũ. Ngoài quy định quyền giám sát của HĐND đối với Thờng trực HĐND, UBND, TAND cùng cấp, Luật mới còn quy định thêm đối tợng giám sát của HĐND còn là Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Phạm vi giám sát cũng đợc quy định rộng hơn, đó là không chỉ giám sát việc thực hiện các nghị

quyết của HĐND về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, môi trờng, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo, xây dựng chính quyền địa phơng và quản lý địa giới hành chính, mà HĐND còn giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nớc, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phơng.

Quy định về đối tợng và phạm vi giám sát của HĐND nh trên là rất cụ thể, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu pháp chế XHCN. Điều này cũng làm tăng vai trò và quyền hạn của HĐND trong đời sống xã hội ở địa phơng, bảo đảm cho HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w