Trong hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 77)

- Về chất lợng đại biểu HĐND

2.1.3.5.Trong hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

Luật Tổ chức HĐND và UBND, cũng nh quy chế hoạt động của HĐND các cấp đã quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND nh sau:

Đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu trách nhiệm giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri... thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri; đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trởng VKSND và Thủ trởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.

Sau khi kết quả bầu cử đại biểu HĐND các cấp đợc công bố, theo quy định của Luật bầu cử HĐND, kỳ họp đầu tiên của HĐND các cấp đã họp và bầu đợc Thờng trực HĐND các Ban HĐND, UBND, các chức danh khác. Đại biểu HĐND các cấp chính thức bớc vào thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.

Qua khảo sát 860 đại biểu HĐND xã, 420 đại biểu HĐND huyện cho thấy kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 và nhiệm kỳ 2004 - 2009 (tính đến tháng 7 năm 2005) trên các mặt cụ thể nh sau:

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri:

ở nhiệm kỳ 1999 - 2004 các đại biểu tham gia tiếp xúc cử tri do ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức là 11 lần, tham gia tiếp xúc cử tri do tổ đại biểu HĐND tổ chức là 5 lần, thực hiện tiếp xúc cử tri với t cách cá nhân là 10 lần. Trong đó tiếp xúc cử tri trớc các kỳ họp là 14 lần và sau kỳ họp là 12 lần.

Trong nhiệm kỳ 2004 - 2009 (tính đến tháng 7/2005) các đại biểu tham gia tiếp xúc cử tri do ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức là bốn lần, tham gia tiếp xúc cử tri do tổ đại biểu HĐND tổ chức là hai lần, thực hiện tiếp xúc cử tri với t cách cá nhân là năm lần.

Qua tiếp xúc cử tri các đại biểu HĐND đã thông báo với cử tri tình hình kinh tế - xã hội ở địa phơng; nắm bắt đợc nguyện vọng của nhân dân; tiếp thu những kiến nghị và đề xuất của cử tri để thảo luận và đi đến quyết định những vấn đề quan trọng tại các kỳ họp.

Tuy nhiên, còn nhiều đại biểu HĐND cha tự tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri với t cách cá nhân.

- Thực hiện nhiệm vụ tại kỳ họp.

ở nhiệm kỳ 1999 - 2004, đại biểu HĐND tham gia kỳ họp đạt 96,5%. Nhiệm kỳ 2004-2009 (tính đến tháng 7/2005) tỷ lệ đại biểu tham gia kỳ họp đã tăng lên là 97,8%. Trong các buổi làm việc tại kỳ họp, đa số đại biểu HĐND đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm của mình, tìm hiểu để nắm vững kết quả hoạt động trên các mặt kinh tế - xã hội của địa phơng thông qua báo cáo của UBND và các ngành t pháp cùng cấp. Tích cực thảo luận tham gia đóng góp ý kiến nhằm sửa chữa những thiếu sót, khắc phục những tồn tại và xây dựng phơng hớng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phơng.

Nhiều đại biểu, trong suốt cả nhiệm kỳ không tham gia phát biểu tại các buổi thảo luận, không có ý kiến chất vấn tại kỳ họp, cha phát huy đợc vai trò đại biểu trong việc thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phơng.

- Thực hiện mối liên hệ giữa đại biểu HĐND với Thờng trực HĐND

Đại biểu HĐND thờng xuyên liên hệ với Thờng trực HĐND cùng cấp bằng phiếu hoạt động đại biểu hàng tháng và phản ánh trực tiếp tình hình kinh tế - xã hội, về hoạt động của các cơ quan nhà nớc ở địa phơng mình, cơ quan mình, những đề nghị, kiến nghị của nhân dân cần giải quyết.

Thông qua phản ánh của đại biểu HĐND, Thờng trực HĐND nắm chắc tình hình cơ sở, nguyện vọng của nhân dân để đôn đốc các cơ quan

quản lý nhà nớc giải quyết kịp thời các kiến nghị của nhân dân; đồng thời chuẩn bị tốt các nội dung cho kỳ họp.

Còn nhiều đại biểu HĐND cha thờng xuyên giữ tốt mối liên hệ này, có khoảng 10% đại biểu HĐND không gửi phiếu hoạt động đại biểu, hoặc không trực tiếp phản ánh ý kiến của mình với Thờng trực HĐND cùng cấp (trừ khi tham gia kỳ họp).

- Đại biểu HĐND thực hiện quyền chất vấn của mình với cơ quan chức năng của Nhà nớc bằng các hình thức

Yêu cầu, chất vấn trực tiếp, chất vấn bằng văn bản. Trong đó hình thức đợc các đại biểu dùng nhiều hơn là chất vấn trực tiếp.

ở nhiệm kỳ 1999-2004, bình quân mỗi đại biểu đã thực hiện chất vấn các cơ quan chức năng nhà nớc là 8,26 lần, trong đó:

- Chất vấn trực tiếp là 66% - Chất vấn gián tiếp 34% - Chất vấn Chủ tịch UBND 31% - Chất vấn Chủ tịch HĐND 22%

- Chất vấn Thủ trởng các cơ quan t pháp 5%.

Đại biểu HĐND đã nhận đợc trả lời của các cơ quan nhà nớc bằng các hình thức:

- Trả lời trực tiếp 85% - Trả lời bằng văn bản 9% - Không nhận đợc trả lời6%

Kết quả trả lời của các cơ quan chức năng nhà nớc với đại biểu HĐND là:

- Thỏa mãn yêu cầu 69% - Cha thỏa mãn yêu cầu 18%

Qua điều tra trực tiếp 985 đại biểu HĐND các cấp, đã có 370 ý kiến yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nớc chấm dứt những hoạt động sai trái, không phù hợp với quy định của pháp luật.

Đa số ý kiến đại biểu HĐND đợc hỏi cho rằng: Việc trả lời của các cơ quan chức năng nhà nớc thờng chậm và một số vấn đề bức xúc thờng rơi vào tình trạng "lãng quên" gây giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nớc.

- Đại biểu HĐND thực hiện quyền giám sát của mình thông qua hình thức

Giám sát các báo cáo của UBND và của các cơ quan nhà nớc ở địa phơng tại các kỳ họp. Thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng nhà nớc, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân trong quá trình hoạt động, công tác của mình.

Chức năng này đối với đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã cha đợc thực hiện đầy đủ; một mặt, do môi trờng hoạt động, mặt khác do trình độ năng lực của đại biểu còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mối liên hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri

Đại biểu HĐND liên hệ chặt chẽ với nhân dân nơi c trú, 98% các cuộc họp ở khu dân c đợc đại biểu HĐND tham dự, đóng góp nhiều ý kiến tốt xây dựng địa phơng, gơng mẫu thực hiện chế độ chính sách nhà nớc và các quy định của chính quyền địa phơng.

Bình quân mỗi đại biểu HĐND tiếp công dân: 8,2 lần. Mỗi đại biểu nhận kiến nghị cử tri: 6,5 lần.

Đại biểu HĐND trả lời kiến nghị cử tri đạt: 84%; chuyển kiến nghị cử tri đến các cơ quan chức năng nhà nớc giải quyết là 16%.

Trong quy chế hoạt động của HĐND, tại Điều 4 quy định: "Đại biểu Hội đồng nhân dân phải tiếp dân theo lịch đã đợc phân công", nhng

hầu hết các đại biểu cha thực hiện đợc. Một mặt, trên thực tế HĐND cha bố trí đợc địa điểm để đại biểu tiếp dân, vì thế nên cũng không có lịch phân công tiếp dân cho đại biểu; mặt khác, do trình độ và điều kiện công tác nên nhiều đại biểu khó đáp ứng đợc hoạt động này.

Từ điều kiện thực tế, đa số ý kiến các đại biểu HĐND cho rằng, hầu hết các đại biểu HĐND là kiêm chức, thời gian chủ yếu các đại biểu phải giành cho hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn nên thời gian giành cho hoạt động nhiệm vụ đại biểu là rất ít.

Nhiều đại biểu là công chức nhà nớc nên việc thực hiện quyền chất vấn của đại biểu HĐND với nhiệm vụ chính mình đang phải giải quyết, hoặc với Thủ trởng các cơ quan chức năng của Nhà nớc là việc làm rất khó và không đảm bảo tính khách quan.

Đa số đại biểu HĐND tỉnh, huyện sống và làm việc ở nơi xa với nơi cử tri bầu ra mình, nên cử tri khó có điều kiện gặp gỡ thờng xuyên đại biểu do mình bầu ra để phản ánh tâm t nguyện vọng; các đợt tiếp xúc cử tri do

ủy ban Mặt trận Tổ quốc hay tổ đại biểu tổ chức thì chỉ có một số đại biểu cử tri có điều kiện đợc dự; vì vậy mối liên hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri không đợc gần gũi và mật thiết.

Sinh hoạt phí của đại biểu HĐND nh hiện nay là thấp, nhất là đại biểu HĐND không phải là ngời đợc hởng từ ngân sách nhà nớc, theo quy định tại quy chế hoạt động của HĐND các cấp thì lơng của những ngày đại biểu HĐND đi làm nhiệm vụ do HĐND cùng cấp quyết định; nhng trừ những ngày tham dự kỳ họp, còn đại biểu phải hoạt động bao nhiêu ngày trong tháng, trong năm và lơng mỗi ngày đại biểu đợc hởng bao nhiêu, cơ quan nào chi trả thì cha thấy có cấp nào quyết định.

Với những lý do nêu trên nhiều đại biểu HĐND coi việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND là "công việc làm thêm" và vì thế hoạt động của HĐND còn mang nặng tính hình thức.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 77)