Trong bầu cử đại biểu HĐND

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 60 - 62)

Bầu cử đại biểu HĐND các cấp là cuộc vận động chính trị quan trọng và là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; là dịp để nhân dân tham gia trực tiếp vào việc xây dựng chính quyền các cấp ở địa phơng nhằm xây dựng chính quyền thực sự của dân, do dân và vì nhân dân; nâng cao hiệu lực và hiệu quả của HĐND góp phần thực hiện mục tiêu vì dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Vì vậy, việc lựa chọn ngời đủ tiêu chuẩn, xứng đáng đại diện cho nhân dân tham gia cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng và thực hiện tốt công tác bầu cử là yêu cầu quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn.

Việc tham gia ứng cử và bầu cử đại biểu HĐND, tức là thực hiện quyền chính trị cơ bản của công dân trong một nhà nớc dân chủ; đồng thời qua đó cũng thể hiện và cũng thực hiện nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền.

Đại biểu HĐND là nhân tố quyết định chất lợng của HĐND. Vì vậy, việc sáng suốt lựa chọn những đại biểu xứng đáng để bầu vào HĐND các cấp là nhằm nâng cao chất lợng hoạt động của HĐND trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phơng.

Bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Nghệ An trong hai nhiệm kỳ qua vừa bảo đảm đúng luật, vừa thể hiện đợc tinh thần cơ bản của Quy chế dân

chủ ở cơ sở. Đã phát huy tốt quyền dân chủ của nhân dân ngay từ khâu lựa chọn, giới thiệu ngời ra ứng cử. Các tổ chức, các cơ quan (đợc luật quy định tham gia giới thiệu ngời ứng cử) đã có nhiều hình thức thích hợp để liên hệ với dân, tìm hiểu chính xác tín nhiệm của dân đối với ngời mà mình định giới thiệu, tham gia ứng cử. Bằng việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và c trú đối với ứng cử viên là một biểu hiện sinh động về quyền làm chủ của nhân dân đã đợc Luật Bầu cử HĐND quy định cụ thể, rõ ràng. Các tổ chức bầu cử, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện về thông tin, về cơ chế để động viên nhân dân tăng c- ờng các hoạt động giám sát quá trình bầu cử, từ khâu lựa chọn, giới thiệu ngời ra ứng cử, đến quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu bằng cách trực tiếp giám sát hoặc thông qua các tổ chức đại diện của mình theo đúng các quy định của pháp luật.

Kết quả bầu cử đại biểu HĐND ba cấp ở Nghệ An trong hai nhiệm kỳ (1999-2004 và 2004-2009) đạt đợc nh sau:

Nhiệm kỳ 1999-2004 bầu đợc:

+ 85 đại biểu HĐND tỉnh. + 619 đại biểu HĐND huyện. + 10.165 đại biểu HĐND xã.

Nhiệm kỳ 2004-2009 bầu đợc:

+ 94 đại biểu HĐND tỉnh. + 749 đại biểu HĐND huyện. + 11.828 đại biểu HĐND xã.

Nh vậy, ở cả hai cuộc bầu cử đã đảm bảo đúng theo yêu cầu của Luật Bầu cử HĐND năm 1994 và Luật bầu cử HĐND năm 2003. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động số lợng đại biểu ở mỗi cấp vẫn còn thấp so với số dân, không bảo đảm tính đại diện cho các ngành, cấp, các địa phơng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở nghệ an hiện nay (Trang 60 - 62)