III QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1. Lưu đồ quá trình thẩm định Dự thảo phương án điều tra thống kê
2.2. Trường hợp phải thành lập Hội đồng để thực hiện thẩm định
2.2.1. Thành lập Hội đồng thẩm định
- Tổng cục trưởng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định khi:
+ Phương án điều tra do đơn vị thuộc Tổng cục soạn thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành;
+ Phương án điều tra của các Bộ, ngành có nhiều vấn đề lớn, phức tạp, quan trọng, chưa có sựđồng thuận giữa các đơn vị thuộc Tổng cục.
- Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng thẩm định là một Lãnh đạo Tổng cục, Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo đơn vị được phân công chủ trì thẩm định và các thành viên là đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo dự thảo, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC SỐ HIỆU QUY TRÌNH : xxx
Số thứ tự của tài liệu: Lần sửa đổi thứ: 01 Ngày thực hiện: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ THẢO PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
93
2.2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định
- Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo
đa số.
- Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi có văn bản thẩm định đã được gửi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phương án điều tra.
- Vụ Phương pháp chế độ thống kê và CNTT là đơn vị đầu mối, chủ trì hoạt động thẩm định khi thành lập Hội đồng thẩm định, có chuyên viên là Thư
ký Hội đồng thẩm định.
2.2.3. Cuộc họp thẩm định của Hội đồng thẩm định
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đơn vị được phân công chủ trì thẩm
định gửi hồ sơ thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thẩm định.
- Cuộc họp thẩm định chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng. Cuộc họp thẩm định dự án, dự thảo do Chủ tịch Hội đồng thẩm định triệu tập và chủ toạ.
- Cuộc họp thẩm định được tiến hành theo trình tự sau đây: + Chủ tịch Hội đồng thẩm định tuyên bố lý do cuộc họp;
+ Đại diện đơn vị chủ trì soạn thảo hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị được phân công chủ trì thẩm định trình bày những nội dung cơ bản của phương án
điều tra; cung cấp những thông tin có liên quan tới phương án điều tra và nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về phương án điều tra.
+ Thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận tập thể về những vấn đềđược quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
+ Thư ký Hội đồng thẩm định đọc ý kiến thẩm định của thành viên Hội
đồng vắng mặt;
+ Hội đồng biểu quyết về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
Những ý kiến được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng có mặt tán thành hoặc có nửa tổng số thành viên Hội đồng tán thành trong đó có Chủ tịch Hội
đồng thì được coi là ý kiến của Hội đồng.
- Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp thẩm
định. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Thư ký Hội
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC SỐ HIỆU QUY TRÌNH : xxx
Số thứ tự của tài liệu: Lần sửa đổi thứ: 01 Ngày thực hiện: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ THẢO PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
94
2.2.4. Chuẩn bị văn bản thẩm định của Hội đồng thẩm định
- Trên cơ sở biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định và căn cứ vào nội dung thẩm định quy định tại Điều 4 của Quy chế này, Thư ký Hội đồng thẩm
định có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo văn bản thẩm định để trình Chủ tịch Hội
đồng thẩm định xem xét, ký văn bản thẩm định.
- Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm sao gửi văn bản thẩm định kèm theo biên bản cuộc họp thẩm định tới Lãnh đạo Tổng cục và các thành viên Hội đồng thẩm định.
2.2.5. Thời hạn gửi văn bản thẩm định của Hội đồng thẩm định
Trong thời hạn chậm nhất là 1 ngày sau ngày Chủ tịch Hội đồng thẩm ký văn bản thẩm định, Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm sao gửi văn bản thẩm định tới cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo dự thảo đồng gửi Vụ Phương pháp chếđộ thống kê và CNTT.