VỤ PHƯƠNG PHÁP CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000 trong một số hoạt động chủ yếu của cơ quan Tổng cục Thống kê (Trang 45)

THÔNG TIN

A - Thực trạng hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao 1. Thực tế hoạt động

1. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chếđộ báo cáo thống kê cơ sở, chếđộ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê dài hạn, hàng năm và các bảng phân loại thống kê.

Khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thời gian, cách thức tiến hành sẽ thực hiện theo quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy: Trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Tổng cục Thống kê sẽ phải xây dựng Tờ trình Bộ trưởng về việc xây dựng văn bản, đề nghị Bộ trưởng ký nháy vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ký Công văn đề nghị thẩm định…sau

đó mới gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định.

2. Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ báo cáo thống kê, chương trình điều tra thống kê quốc gia và các bảng phân loại thống kê; Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra các địa phương, các Bộ, ngành về công tác phương pháp, chếđộ thống kê; Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện công tác hợp tác quốc tế; Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan và các trường của Tổng cục thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của đơn vị và của ngành;Phối hợp với Thanh tra Tổng cục thực hiện thanh tra nghiệp vụ theo chương trình công tác thanh tra hàng năm được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.

Đây là những công việc thường xuyên của Vụ PPCĐ, thực hiện nó nhằm thực hiện việc đào tạo cán bộ, hướng dẫn kiểm tra công tác nghiệp vụ, theo dõi công việc được giao; đánh giá những quy định với thực tế triển khai …Thực tế

triển khai các phần việc này không có nguyên tắc, phương pháp hay một quy trình cụ thể. Khi có một nhiệm vụ trên phát sinh, Lãnh đạo Vụ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm công tác tiến hành giao việc cho từng chuyên viên hoặc nhóm chuyên viên thực hiện.

3. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định chếđộ báo cáo và phương án điều tra thuộc thẩm quyền ban hành và quyết định của các Bộ, ngành và địa phương.

Thực tiễn triển khai hoạt động thẩm định cho thấy chưa có một quy trình thẩm định cụ thểđể thực hiện hoạt động này. Thực tế, hoạt động thẩm định này

được tiến hành theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục, không theo một quy trình nào. Cụ thể: khi nhận được công văn đề nghị thẩm định chế độ báo cáo, phương án điều tra cơ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố thuộc Trung ương, Lãnh đạo Tổng cục sẽ quyết định giao cho một đơn vị

chủ trì phối hợp với các đơn vị khác để thẩm định. Vụ được giao chủ trì thẩm

định sẽ tiến hành thẩm định không theo một trình tự nào, cách làm của các Vụ sẽ

khác nhau, không quy định thời hạn cụ thể, không quy định rõ trách nhiệm của

đơn vị chủ trì cũng nhưđơn vị phối hợp…do vậy sẽảnh hưởng đến chất lượng, thời gian thẩm định.

4. Thực hiện và quản lý công tác pháp chế của ngành.

Công tác pháp chế ngành bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau, tính chất, quy trình cũng như nguyên tác thực hiện các hoạt động này khác nhau. Thực tế triển khai không theo một quy trình cụ thể nào. Khi có công việc liên quan đến hoạt động pháp chế sẽ do Nhóm tổng hợp thực hiện. Nhóm tổng hợp căn cứ vào yêu cầu cảu Lãnh đạo, nội dung pháp chế xin ý kiến các nhóm khác (bằng văn bản hay họp), trên cơ sở đó sẽđề xuất cách giải quyết công việc trình Lãnh đạo Vụ quyết định.

5. Xây dựng chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm và các quy chế, quy định để chỉ đạo và quản lý thống nhất vềứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành thống kê;Xây dựng và quản lý cơ sở dữ

liệu về các doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp.

Khi triển khai các hoạt động này rất khó khăn do không có một quy trình cụ thể, không có nguyên tắc triển khai, không có quy định về trách nhiệm của các đơn vị phối hợp…Tuỳ theo tính chất từng công việc quy trình triển khai, thực hiện có sự khác nhau.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao.

Thực tế triển khai tại Vụ PPCĐ cho thấy khi xuất hiện một công việc đột xuất do Lãnh đạo Tổng cục giao, Lãnh đạo Vụ sẽ căn cứ vào tính chất công việc

đểđề xuất, đưa ra các biện pháp triển khai (trong đó có quy trình thực hiện)

2. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai công việc

2.1. Thuận lợi

- Về cơ sở pháp lý cho thực hiện hoạt động

Luật Thống kê ra đời đã khắc phục những bất cập, hạn chế đối với việc thực hiện các hoạt động của Tổng cục Thống kê nói chung và của Vụ Phương pháp chếđộ nói riêng. Luật Thống kê ra đời là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động thống kê. Đây là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Chếđộ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành; chế độ báo cáo thống kê cơ sở; chương trình điều tra thống kê quốc gia; hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; các bảng phân loại giáo dục như Bảng phân loại giáo dục và đào tạo, hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam, bảng phân loại sản phẩm…ban hành phương án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của các Bộ, ngành và địa phương. Luật

Thống kê là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc thẩm định các văn bản này. - Về nguồn lực: Các cán bộ tham gia công tác thẩm định nhiệt tình với công việc, có nhiều cố gắng để hoàn thành thẩm định đúng tiến độ và có chất lượng thẩm định như Luật đã yêu cầu. Bên cạnh đó, một số cơ quan yêu cầu thẩm định cũng có sự phối hợp tốt với Tổng cục Thống kê khi tiến hành xây dựng phương án điều tra thống kê và chếđộ báo cáo thống kê.

Sau khi có công văn thẩm định, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ

Tư pháp cũng đã thực hiện nghiêm túc việc sửa đổi cho phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và gửi tài liệu về Hệ thống chỉ tiêu thống kê và Chếđộ báo cáo thống kê đã được ban hành cho Tổng cục Thống kê phục vụ công tác lưu trữ và theo dõi.

2.2. Khó khăn

Nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định còn rất thiếu về số lượng và chất lượng. Thực tế, Vụ Phương pháp chế độ được giao làm đầu mối trong công tác thẩm định nhưng cán bộ của Vụ đảm nhận nhiều việc khác nhau nên

đôi khi thiếu nhân lực. Các văn bản yêu cầu của các Bộ, ngành và địa phương lại gửi đến thẩm định nhiều cùng một thời gian, do vậy việc phân công cán bộ

nghiên cứu thẩm định không ít nhiều gặp khó khăn. Mặt khác, nội dung các phương án điều tra đa dạng, phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Việc thẩm định liên quan đến nhiều

đơn vị khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của mỗi cuộc điều tra. Hơn nữa, cán bộ

thẩm định chưa có nhiều kinh nghiệm, không thể đi sâu vào nghiên cứu tất cả

các lĩnh vực chuyên môn của các bộ/ngành cũng như tất cả các nội dung của nền kinh tế.

Theo quy định trong Luật Thống kê, thời gian thẩm định phương án chế độ báo cáo thống kê và chếđộ báo cáo thống kê là 15 ngày. Thời gian theo quy

định như vậy là ngắn, gây khó khăn trong công tác thẩm định, đặc biệt trong trường hợp có nhiều nội dung thẩm định phức tạp hoặc trong trường hợp có nhiều công văn yêu cầu thẩm định đến cùng một thời điểm.

Thiếu quy chế thẩm định chặt chẽ là một trong những khó khăn cơ bản của công tác thẩm định phương án điều tra thống kê và chếđộ báo cáo thống kê hiện nay. Việc chưa có quy trình thẩm định thống nhất đã gây khó khăn cho cán bộ thẩm định, cán bộ thẩm định chủ yếu thẩm định theo các nội dung thẩm định

điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê được quy định trong Luật Thống kê và Nghị định.Việc thẩm định các nội dung, mặc dù đã bao quát được hết các vấn đề cần thẩm định và đảm bảo tuân theo quy định của Luật và Nghị định nhưng những quy định đó vẫn chưa chi tiết, chưa có những hướng dẫn cụ thể về

chuyên môn nghiệp vụ để làm cơ sở cho các cán bộ thẩm định khi tiến hành công việc.

có những cơ quan chưa coi trọng việc phối hợp này, mặc dù các cơ quan nên có sự phối hợp của cán bộ Tổng cục trong quá trình xây dựng phương án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê để tạo điều kiện cho việc thẩm định được dễ dàng và đạt yêu cầu về thời gian. Hầu hết các cơ quan đều không phối hợp với Tổng cục Thống kê ngay từđầu, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định khi tiến hành công việc. Bởi vì trong thời gian ngắn và không trực tiếp tham gia xây dựng, cán bộ thẩm định không thể hiểu hết nội dung cũng như ý tưởng xây dựng. Nhưđối với thẩm định phương án điều tra, mặc dù có rất nhiều cuộc điều tra với số lượng lớn và nội dung phức tạp, chỉ có duy nhất Bộ Nội vụ có yêu cầu phối hợp, còn các cơ quan khác đều chỉ gửi phương án điều tra đã hoàn chỉnh để

thẩm định.

Trình độ cán bộ thống kê của các cơ quan vẫn còn nhiều yếu kém, có những cán bộ không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thống kê, đồng thời phải kiêm nhiều công việc khác trong cơ quan. Bên cạnh đó, tổ chức thống kê nhiều Bộ, ngành chưa hoàn thiện. Theo quy định của Luật Thống kê và Nghị định, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ phải có phòng thống kê để thực hiện nhiệm vụ thống kê của Bộ, ngành; những Bộ lớn phải thành lập Trung tâm thống kê. Tuy nhiên chưa có nhiều Bộ, ngành thành lập được tổ chức thống kê độc lập, có chức năng thực hiện nhiệm vụ thống kê Bộ, ngành, do vậy hệ thống tổ chức thống kê Bộ, ngành còn nhiều hạn chế, chưa rõ ràng về tổ

chức, biên chế, mối quan hệ công việc. Điều này gây khó khăn cho cán bộ thẩm

định, thể hiện ở những điểm như chất lượng tài liệu yêu cầu thẩm định còn nhiều hạn chế cả về nội dung, hình thức, có nhiều sai sót về chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí có nhiều sai sót rất cơ bản. Với những tài liệu chất lượng kém như vậy, sẽ làm mất nhiều thời gian của cán bộ thẩm định, gây lãng phí về thời gian và nguồn lực.

Sau khi đã có công văn thẩm định của Tổng cục Thống kê, một số

Bộ/ngành không nghiêm túc trong việc sửa chữa phương án điều tra hoặc chếđộ

báo cáo theo những nội dung công văn thẩm định đã đưa ra. Mặt khác, theo yêu cầu của Luật Thống kê và Nghị định, các Bộ, ngành phải gửi kết quả điều tra cho Tổng cục Thống kê để theo dõi nhưng cũng chưa có Bộ, ngành nào thực hiện quy định này.

B - So sánh với các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000

Hiện tại, Vụ Phương pháp chếđộ chưa thiết lập được một quy trình chuẩn cho các hoạt động

Ngoài ra, Vụ Phương pháp chế độ cũng chưa thiết lập được các mục tiêu chất lượng, do vậy chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thểđể theo dõi, đo lường và đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các quá trình.

C. Những công việc cần thực hiện để áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 cho hoạt động của đơn vị

- Nghiên cứu và xây dựng các bản mô tả công việc cho từng vị trí, chức danh công việc trong phòng (kèm theo tiêu chuẩn chức danh hay yêu cầu năng lực tối thiểu cho mỗi vị trí đó)

- Trên cơ sở các bản mô tả công việc và yêu cầu năng lực tối thiểu đã thiết lập; định kỳ phân tích, đánh giá năng lực của cán bộ, chuyên viên và nhân viên của Vụ, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và lập các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để để nghị Vụ Tổ chức Cán bộ tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần thiết nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, chuyên viên.

- Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả sau đào tạo của cán bộ, chuyên viên trong quá trình công tác để xác định các yêu cầu đào tạo mới, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đáp ứng mọi yêu cầu cũng như định hướng phát triển mới của ngành, của nhà nước và xã hội.

- Hệ thống văn bản, tài liệu phục vụ việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO9000:2000 cần được xây dựng, bổ sung, sửa

đổi như sau: Stt Tên tài liệu Mã số Sửa đổi, bổ sung Biên soạn mới 1 Sơđồ tổ chức Vụ Phương pháp chếđộ

2 Quy nhiệm và quyđịnh vềề chn hứạc nn ăng, nhiệm vụ, trách x

3 Bản mô tả công việc x

4 Quy trình ththống kê ẩm định phương án điều tra x

5 Quy trình thẩm định chế độ báo cáo thống

kê x

6 Quy trình kiểm soát hồ sơ x

8 MPhụươc tiêu chng pháp chất lếượđộng hàng năm của Vụ x

9 Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng

hàng năm x

10

Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng và đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa, cải tiến

- Về tổ chức, nhân sự: Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ

thông tin cần được tổ chức theo mô hình Vụ có cấp Phòng; việc phân công nhiệm vụ, xác định mối quan hệ công việc giữa các vị trí trong Vụ cần được rõ ràng, cụ thể; cán bộ, công chức của Vụ cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000 trong một số hoạt động chủ yếu của cơ quan Tổng cục Thống kê (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)