1.2.1 Các nội dung xây dựng xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc chính nhà nƣớc
Đội ngũ công chức hành chính nhà nước có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia. Vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là: nếu đội ngũ công chức hành chính nhà nước có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, thì chẳng những đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được xây dựng đúng, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, mà việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước có khả năng hiện thực. C.Mác đã khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" là như vậy.
Ở bình diện chung nhất, có thể hiểu xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước là hoạt động của nhà nước, cụ thể là cơ quan có thẩm quyền
nhằm hình thành đội ngũ công chức hành chính nhà nước đảm bảo các yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động quản lý nhà nước trong hiện tại và tương lai.
Để xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước có số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại cần phải làm nhiều việc, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công chức hành chính.
- Xây dựng kế hoạch và quy hoạch đội ngũ công chức hành chính nhà nước.
- Tuyển dụng công chức hành chính nhà nước.
- Đào tạo và bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước. - Sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nước. - Thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.
Trên cơ sở đó, ở từng cơ quan, đơn vị, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước, đảm bảo đội ngũ công chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm xây dựng đội ngũ công chức thuộc về tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị.