NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA
2.2.1. Sự hình thành đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc ở tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
Đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Thanh Hóa nói chung, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới... Qua thực tiễn công tác, trải qua thử thách và rèn luyện, đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ công chức hành chính mới được tuyển dụng sau ngày miền Nam giải phóng và những năm thực hiện công cuộc đổi mới quê hương, đất nước được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các ngành, các cấp. Đội ngũ công chức hành chính trưởng thành trong chiến tranh có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
So với tổng số cán bộ, công chức của tỉnh nói chung, "đội ngũ công chức hành chính nhà nước (cấp tỉnh, cấp huyện) có số lượng không lớn, chiếm 7,01%" [53]. Từ năm 2006 đến nay, do có sự biến động về tổ chức, bộ máy các sở, ngành do việc sắp xếp bộ máy, tổ chức, nên số lượng, chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cũng chịu tác động. Từ năm 2006 đến nay, thực hiện các Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, một số sở, ngành, phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện, được sắp xếp và thành lập
mới như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn được thành lập mới,..., do đó số công chức hành chính biến động. Trong từng sở, ngành, một số phòng được thành lập mới như: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập thêm Phòng Dân tộc; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập một số Ban Quản lý di tích.
Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Thanh Hóa cũng không ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung của công chức hành chính nhà nước của tỉnh không ngừng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, về năng lực, nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ công chức do trình độ hoặc tuổi tác cao đã có biểu hiện không còn khả năng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Một số công chức rời bỏ nhiệm sở sang làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp tư nhân để có thu nhập cao hơn. Điều đó đã trở thành thách thức đối với sự phát triển của tỉnh nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.