Đến ngày 31/12/2010, "tổng số cán bộ, công chức của tỉnh Thanh Hóa có 58.155 người; trong đó công chức hành chính cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa có 4.077 người, tăng 9,09% so với năm 2006, công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh có 2.027 người, chiếm 49,72%, tăng 13,94% so với năm 2006" [55]. Cụ thể là (Phụ lục số 2):
- Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ, chiếm 0,88% (năm 2006, chiếm 0,67%);
thạc sĩ, chiếm: 8,93% (năm 2006, chiếm 5,34%); đại học, chiếm 71,29% (năm 2006, chiếm 65,37%); cao đẳng, chiếm 1,68%; (năm 2006, chiếm 1,91%); trung cấp, chiếm 9,62%; còn lại, chiếm 7,6%. (năm 2006, người có trình độ trung cấp, sơ cấp và không có trình độ, chiếm 25,8%).
- Trình độ chính trị: cao cấp và đại học, chiếm 18,25% (năm 2006,
chiếm 14,05%); trung cấp, chiếm 27,97% (năm 2006, chiếm 31,87%);
- Trình độ tin học: cử nhân, chiếm 1,87% (năm 2006, chiếm 14,05%);
cơ sở, chiếm 75,18% (năm 2006, chiếm 60,25%).
- Trình độ ngoại ngữ: cử nhân, chiếm 0,84%% (năm 2006, chiếm 0,73%); cơ sở, chiếm 67,54% (năm 2006, chiếm 48,57%).
- Trình độ quản lý nhà nước: đại học, trung cấp, chiếm 1,82%% (năm
- Về cơ cấu ngạch, bậc công chức: chuyên viên cao cấp và tương đương, chiếm 0,98% (năm 2006, chiếm 0,67%); chuyên viên chính và tương đương, chiếm 17,02% (năm 2006, chiếm 18,89%); chuyên viên và tương đương, chiếm 63% (năm 2006, chiếm 53,51%); cán sự và tương đương, chiếm 11,05% (năm 2006, chiếm 16,07%); còn lại, chiếm 7,95% (năm 2006, chiếm 10,86%); bầu cử, chiếm 0,54%.(năm 2006, chiếm 0,67%%)
- Về độ tuổi: dưới 30 tuổi, chiếm 18,15% (năm 2006, chiếm 11,02%);
từ 30 đến 50 tuổi, chiếm 56,93% (năm 2006, chiếm 62,28%); trên 50 đến 60 tuổi, chiếm 24,92% (năm 2006 có 475 người, chiếm 26,7%); trong đó số công chức là nữ 54 tuổi và nam 59 tuổi, chiếm 2,02% (năm 2006, chiếm 3,54%).
- Về cơ cấu khác: đảng viên, chiếm 72,13% (năm 2006, chiếm 79,31%);
nữ, chiếm 22,6% (năm 2006, chiếm 19%); người dân tộc, chiếm 5,57% (năm 2006, 3,71chiếm %).
Qua phân tích cơ cấu đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh của Thanh Hóa cho thấy, so với năm 2006, sau 5 năm, với nhiều cố gắng, nỗ lực của tỉnh và các sở, ban, ngành trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, số lượng công chức tăng lên (tăng 13,94%); trình độ, năng lực của đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh được nâng lên một bước, tỷ lệ công chức có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, đại học nâng lên, đặc biệt là số công chức có trình độ chuyên môn đại học tăng nhanh, số có trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm hẳn; số công chức được trang bị trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng từng bước tăng lên; tỷ lệ công chức là chuyên viên và tương đương tăng nhanh hơn; công chức ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ nữ, tỷ lệ công chức là người dân tộc cũng tăng lên.
Tuy nhiên, tỷ lệ công chức có trình độ đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ tăng chậm (mới có 18 Tiến sĩ), số có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở xuống vẫn còn chiếm tới hơn 17%; trình độ lý luận chính trị cử nhân, tin học cử nhân, quản lý nhà nước cử nhân còn thấp, đặc biệt số được trang bị trình độ
chính trị cử nhân và trung cấp chưa đạt 50%; công chức được nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương rất thấp (0,98%), vẫn còn gần 18% công chức ngạch cán sự và không xếp vào ngạch nào; tỷ lệ công chức là đảng viên giảm so với năm 2006 (từ 79,31 xuống 72,13%); tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số chiếm chỉ có 5,57%; tỷ lệ công chức là nữ mới đạt 22,6%.
2.3.2.2.Đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp huyện
Đến 30/12/2010, "tổng số công chức hành chính nhà nước cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa có 2.050 người, chiếm 50,28% tổng số công chức hành chính của tỉnh, tăng 4,7% so với năm 2006" [55]. Trong đó phân theo các tiêu chí cụ thể là (Phụ lục số 3):
- Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ, chiếm 0,02 % (năm 2006, chiếm 0,1%);
thạc sĩ, chiếm: 3,51% (năm 2006 có 26 người, chiếm 1,33%); đại học, chiếm 78,73% (năm 2006, chiếm 65,52%); cao đẳng, chiếm 2,29%; (năm 2006, chiếm 3,27%); trung cấp, chiếm 10,97%; còn lại, chiếm 4,48%. (năm 2006, người có trình độ trung cấp, sơ cấp và không có trình độ, chiếm 29,78%).
- Trình độ chính trị: Cao cấp và đại học, chiếm 23,17%; (năm 2006,
chiếm 14,3%); trung cấp, chiếm 20,73% (năm 2006, chiếm 25,18%).
- Trình độ tin học: cử nhân, chiếm 0,39% (năm 2006, chiếm 0,25%);
cơ sở, chiếm 70,29% (năm 2006, chiếm 64,04%).
- Trình độ ngoại ngữ: cử nhân, chiếm 0,02%% (năm 2006, chiếm 0,05%); cơ sở, chiếm 92,39%. (năm 2006, chiếm 38,35%).
- Trình độ quản lý nhà nước: đại học, trung cấp, chiếm 11,07% (năm
2006, chiếm 7,35%); chứng chỉ, chiếm 37,66% (năm 2006, chiếm 33,6%).
- Về cơ cấu ngạch, bậc công chức: chuyên viên cao cấp và tương đương: không có (năm 2006 không có); chuyên viên chính và tương đương, chiếm 6,15% (năm 2006, chiếm 7,45%); chuyên viên và tương đương, chiếm 77,66% (năm 2006, chiếm 62,72%); cán sự và tương đương, chiếm 11,12%
(năm 2006, chiếm 24,51%); còn lại, chiếm 5,07% (năm 2006, chiếm 5,32%); bầu cử, chiếm 6,78% (năm 2006, chiếm 7,09%).
- Về độ tuổi: dưới 30 tuổi, chiếm 15,46% (năm 2006, chiếm 12,56%);
từ 30 đến 50 tuổi, chiếm 59,51% (năm 2006, chiếm 58,07%); trên 50 đến 60 tuổi, chiếm 25,03% (năm 2006, chiếm 29,37%), trong đó số công chức là nữ 54 tuổi và nam 59 tuổi, chiếm 2,68% (năm 2006, chiếm 3,88%).
- Về cơ cấu khác: đảng viên, chiếm 84,19% (năm 2006, chiếm 84,37%);
nữ, chiếm 24,88% (năm 2006, chiếm 22,01%); người dân tộc, chiếm 15,12% (năm 2006, chiếm 14,4%).
Như vậy, cũng như đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, công chức hành chính nhà nước cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa từng bước tăng về số lượng (tăng 4,7% so với năm 2006), nâng dần về chất lượng. Trình độ chuyên môn, nhất là trình độ chuyên môn đại học tăng nhanh, số trình độ thấp giảm dần; trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, chính trị, đặc biệt là cao cấp lý luận chính trị tăng lên; công chức ngạch chuyên viên và tương đương tăng nhanh; đội ngũ công chức ngày càng được trẻ hóa; tỷ lệ công chức là nữ, người dân tộc cũng được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, đội ngũ công chức có trình độ cao tăng chậm, không có công trình đạt trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ chỉ chiếm 3,51%, vẫn còn 4,48% công chức chưa qua đào tạo ở trường lớp nào; số có trình độ chính trị cử nhân, trung cấp mới đạt 43,9%; đào tạo cơ bản về ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước rất thấp; tỷ lệ công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương còn thấp, vẫn chưa có chuyên viên cao cấp; tỷ lệ công chức dưới 30 tuổi mới chỉ đạt 15,46%; tỷ lệ nữ, người dân tộc thiểu số, công chức là đảng viên tuy có tăng nhưng rất chậm.