QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA TRONG GIA

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 88)

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh có đủ phẩm chất chính trị , có trí tuệ , kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh "tiên tiến" như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra là yêu cầu và đòi hỏi đối với tỉnh Thanh Hóa cả trước mắt và lâu dài. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong những năm vừa qua, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ, trên cơ sở tình hình thực tiễn của địa phương, để góp phần xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Thanh Hóa, luận văn đưa ra một số quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ công chức hành chính của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1.1. Quan điểm

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt một số quan điểm cơ bản sau:

- Phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu khách quan trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà

nước không chỉ bảo đảm cho Nhà nước luôn giữ vững và củng cố bản chất nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân mà còn bảo đảm cho Nhà nước có phương hướng, mục tiêu, chính sách, đường lối tổ chức cán bộ đúng đắn để thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ của mình.

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị, trên mọi lĩnh vực. Công chức hành chính nhà nước là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng. Việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, những quan điểm, tiêu chuẩn chung về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.

Mặt khác, xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở của một hệ thống pháp luật công vụ hoàn chỉnh và đầy đủ. Hệ thống pháp luật đó có phạm vi điều chỉnh toàn diện tất cả những vấn đề cần thiết liên quan đến công chức nói chung, trong đó có công chức hành chính nhà nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ" [28]. Đồng thời:

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn

thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổng kết việc thực hiện "nhất thể hóa" một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có chủ trương phù hợp. Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định [28].

- Phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương và bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Bất kỳ hoạt động xây dựng chủ trương, chính sách nào đều phải đặt dưới quan điểm lịch sử cụ thể để xem xét, đánh giá. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa trong gia đoạn hiện nay cũng vậy, phải căn cứ vào nguồn nhân lực thực tế hiện có của địa phương, vào yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ tình hình thực trạng công tác xây dựng và đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, cần cả quá trình, sự vào cuộc của các địa phương, đơn vị. Thực tiễn vô cùng phong phú, vấn đề là phải xác định rõ nguyên nhân, việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh hiện nay.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đánh giá nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trong giai đoạn vừa qua là do:

Một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu về trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tình trạng quan liêu, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân còn xảy ra, gây cản trở cho hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh [62].

Để khắc phục những hạn chế và nguyên nhân trên, đồng thời tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh trong thời gian tới, đó là:

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2015 đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến" [60].

Cần xây dựng cho được đội ngũ công chức hành chính nhà nước đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

- Phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới xây dựng quê hương, đất nước.

Cán bộ, công chức nói chung, trong đó có công chức hành chính Nhà nước là người trực tiếp thực thi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến mọi người dân. Đường lối của Đảng có thành công hay không, chính sách, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện hay không là do năng lực và trách nhiệm của đội ngũ công chức hành chính. Do vậy, đòi hỏi công chức hành chính trước hết phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công chức hành chính nhà nước phải đủ chuẩn

về năng lực, trình độ chuyên môn, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng hành chính, kỹ năng xử lý công việc đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Trong một tổ chức, vấn đề cơ cấu bộ máy luôn chiếm vai trò quan trọng, trong cơ quan nhà nước cũng vậy, công việc có được thực hiện trôi chảy hay không, là do việc bố trí cán bộ, công chức có khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc hay không. Tổ chức bộ máy đòi hỏi số lượng, chất lượng công chức thế nào thì phải chuẩn bị, đào tạo, bố trí, sử dụng như thế đó. Bối cảnh tình hình và nhiệm vụ mới càng đòi hỏi phải khẩn trương, tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước có số lượng và cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phải thực hiện đồng bộ từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng

Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, biện pháp sát thực. Phải được tiến hành ngay từ khâu tuyển dụng với những hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo đó là cả quá trình đào tạo sau công vụ trang bị những kỹ năng, những kiến thức mới; đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng đúng, có hiệu quả đội ngũ công chức.

- Phải xây dựng hệ thống tổ chức và công việc một cách hợp lý.

Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh là để thực hiện thành công các công việc mà các cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải thực hiện, chính vì lẽ đó mà yêu cầu đối với một hệ thống công việc được xây dựng và bố trí một cách hợp lý và có chất lượng được đặt ra. Hệ thống công việc hợp lý và có chất lượng có mối quan hệ khá chặt chẽ đối với việc nâng cao các kỹ năng, hiểu biết và năng lực của đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Với một hệ thống công việc tốt, việc xác định các kỹ năng, năng lực, hiểu biết được xác định chính xác hơn, người

công chức được trang bị, bổ sung những gì thực sự cần thiết. Hệ thống công việc hợp lý còn giúp họ có điều kiện vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng được trang bị.

Một hệ thống công việc hợp lý và có chất lượng còn đảm bảo cho tổ chức có được số lượng ít nhất đầu công việc với số lượng ít nhất người thực hiện các công việc đó. Công việc trong tổ chức sẽ không có tình trạng chồng chéo, trách nhiệm được giao rõ ràng, gắn người lao động với công việc. Điều đó không chỉ làm cho việc thực hiện các công vụ được diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn giải phóng các nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu khác trong đó có việc đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)