Nâng cao đạo đức công vụ và kỷ luật công vụ, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của công chức hành chính nhà nƣớc từ tỉnh đến cơ sở

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 118)

đức nghề nghiệp của công chức hành chính nhà nƣớc từ tỉnh đến cơ sở

Đạo đức công vụ của công chức hành chính là yếu tố cốt lõi đảm bảo cho hoạt động và quản lý nhà nước có hiệu quả. Luật Cán bộ, công chức quy định trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên. Đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện một số nghĩa vụ khác nữa. Chính vì vậy, việc hình thành nên các chuẩn mực đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật công vụ, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của công chức hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là rất quan trọng.

Các chuẩn mực về đạo đức công vụ và kỷ luật công vụ đã được nhà nước ban hành dưới các hình thức văn bản pháp luật. Từ những nội dung cơ bản này, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện và quản lý sâu rộng hơn, cụ thể hơn trong hoạt động của nền công vụ. Đó là các quy định pháp luật về xây dựng cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức một cách minh bạch; những quy định về tăng cường tính minh bạch thông qua việc công khai và giám sát đối với tài sản và trách nhiệm cá nhân, các quy định về hạn chế tiêu cực như sách nhiễu,...Đồng thời, nhiều ngành, lĩnh vực cũng đã ban hành tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với công chức hành chính như: thanh tra, kiểm toán,...

- Đối với chủ thể quản lý (nhà nước, cơ quan, đơn vị):

+ Đổi mới và cải cách công tác quản lý công chức hành chính ở tất cả các khâu từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các chính sách, chế độ theo đúng các nguyên tắc trong khi thi hành công vụ như: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát,...để giảm thiểu tối đa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động của nền công vụ.

+ Công khai hóa quá trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá công chức, đưa các yêu cầu đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng và đánh giá kết quả hoạt động của công chức. Từng cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể các hành vi công chức được làm hoặc không được làm.

+ Tiếp tục cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với dân, theo đó cần phải loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà khi giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp; chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng; cải cách triệt để các thủ tục hành chính theo nguyên tắc thống nhất, công khai, đơn giản,...Công khai các quy định về thủ tục hành chính để dân biết, thực hiện và giám sát, chú trọng công khai thủ tục hành chính ở các lĩnh vực nhạy cảm, thiết thực với dân.

+ Trên cơ sở các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn ở địa phương, Sở Nội vụ cần tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về tiêu chí mẫu các tiêu chuẩn đối với công chức hành chính nhà nước của tỉnh Thanh Hoá làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị trong tỉnh xây dựng tiêu chí cụ thể cho đơn vị mình. Quy định này cần bám sát các tiêu chuẩn đạo đức trong Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Luật Cán bộ, công chức.

+ Áp dụng các công cụ kiểm tra, kiểm định đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc của công chức hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ định kỳ và đột xuất ở tất

cả các ngành, các cấp, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh ngay các sai phạm. Đồng thời, gắn liền với hoạt động tăng cường và nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, thanh tra thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan, cấp chính quyền, Nhà nước, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động công vụ, kiên quyết sa thải ra khỏi đội ngũ đối với những công chức thoái hoá, biến chất; những công chức trình độ, năng lực kém, không phấn đấu vươn lên bằng cách xếp công việc khác nếu không xếp được thì đưa ra khỏi biên chế và Nhà nước, tạo điều kiện cho họ đi tìm việc làm thích hợp. Thực hiện nghiêm túc chế độ nghỉ hưu đúng tuổi.

+ Duy trì chế độ quản lý, kiểm tra chặt chẽ; thực hiện chế độ trách nhiệm một cách nghiêm khắc đối với người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp nếu để xảy ra những vụ tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

+ Tăng cường giáo dục cho công chức hành chính về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được giao, bảo đảm cho công chức thực hiện đúng các chế độ, nhiệm vụ và quyền hạn, nghĩa vụ công chức; về tinh thần tự giác nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của địa phương và đơn vị.

- Đối với công chức hành chính nhà nước:

Từng công chức hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, gần dân, sát dân, có trách nhiệm với nhân dân; học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học; kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ, tiêu cực, tham nhũng.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)